Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới

19:01 18/03/2022 - Kinh tế
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề gây ra nhiều biến động về kinh tế - xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; tác động lớn tới tâm lý, hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra những xu hướng tiêu dùng thích ứng hơn với tình hình bình thường mới.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, Bộ Công Thương đã lựa chọn chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 là "Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới". Chủ đề nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền an toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trên thị trường. Chương trình kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh - tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững. 


Tọa đàm trực tuyến: “ Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” trên tạp chí điện tử Công thương lúc 9h30 sáng 18/3

Trong buổi tọa đàm trực tuyến: “Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” được tạp chí điện tử Công Thương công chiếu vào 9h30 sáng 18/3, vấn đề quyền lợi người tiêu dùng và trách nhiệm của các cơ quan chức năng được nêu và hiểu rõ hơn nữa. Và cũng có thể thấy được xu hướng tiêu dùng thay đổi nhằm thích ứng với tình hình mới của đông đảo người dân hiện nay.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Quyền lợi người tiêu dùng được coi là yếu tố then chốt, cần được nâng cao và bảo vệ hơn nữa hướng tới tiêu dùng an toàn. Phát biểu trong buổi tọa đàm, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết: “Những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Bằng chứng cụ thể là chúng ta đã có 1 hành lang pháp lý các văn bản được ban hành, đầu tiên là chỉ thị 30/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chất lượng quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tiếp theo đó, năm 2020 đã ban hành NQCP số 82 ban hành chương trình hành động và thực hiện chỉ thị 30, bên cạnh đó chúng ta có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và hiện nay đang trong quá trình sửa đổi. Ngoài ra, mỗi bộ ban ngành và các địa phương đều ban hành những chương trình hành động của riêng địa phương mình trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Đối với Bộ Công Thương, chúng tôi có 1 loạt các chương trình hành động cụ thể từ giai đoạn năm 2016-2021 để triển khai công tác ngành. Với một hành lang pháp lý như vậy, có thể nói là chúng ta có một bộ công cụ hết sức đa dạng để thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như tôi đã nói, chúng ta có một cái xương sống cho tất cả các hoạt động, đó là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật được ra đời từ năm 2010 và hiện nay với nhu cầu thực tiễn của xã hội, bắt buộc cần phải sửa đổi luật. Chúng tôi đã bổ sung và rà soát trên cơ sở sao cho thống nhất với các quy định của các luật đang hiện hành và tương thích với điều, ước quốc tế mà Việt Nam đang tham gia. Chúng tôi dự kiến sẽ bổ sung về sản xuất kinh doanh tiêu dùng bền vững, hoặc đưa ra điều luật bảo vệ quyền lợi của những người tiêu dùng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em hay những người ở vùng cao - những đối tượng cần chúng ta phải có quy định để bảo vệ quyền lợi của họ. Một điểm nữa là bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng cần phải có những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong những giao dịch từ xa, ở đây muốn nói đến là giao dịch qua mạng. Công cụ thứ hai là có 1 tổng đài tư vấn miễn phí hoạt động ở Bộ Công Thương (18006838), ở các địa phương hiện nay cũng đang triển khai tổng đài này."

Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) chia sẻ trong buổi tọa đàm.

Hiện nay Bộ Công thương đang đồng thời triển khai tổng đài ở TƯ để tiếp nhận cuộc gọi và hỗ trợ các địa phương để họ biết cách vận hành, vận dụng những quy định trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chỉ trong năm 2021, tổng đài đã nhận được 13.000 cuộc gọi và hầu hết tất cả các cuộc gọi đều được tư vấn một cách hết sức nhiệt tình và có giải pháp cụ thể. Thứ ba, Bộ Công thương cho rằng người tiêu dùng cần có quyền tiếp nhận thông tin. Quyền tiếp nhận thông tin đó là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, phải cung cấp cho người tiêu dùng bộ tài liệu, các thông tin cần thiết đó có thể sử dụng dưới 2 hình thức. Nếu như trước đây chúng ta sử dụng những bản in phát đi khắp nơi thì hiện nay chúng ta đã có internet, hiện nay đã có tất cả những văn bản cần thiết theo hướng đầy đủ cụ thể cũng như những bộ tài liệu ngắn gọn rút gọn theo từng lĩnh vực. Như vậy, người tiêu dùng có thể sử dụng bộ tài liệu này qua website của các Sở, các địa phương hoặc các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều có cung cấp thông tin.”

Năm 2022, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) bộ tài liệu hướng dẫn tiêu dùng an toàn, trong đó có thông điệp 3A rất rõ ràng: An toàn trong lựa chọn - An toàn trong thanh toán - An toàn trong sử dụng. Từ đó, người tiêu dùng có công cụ để biết được và hiểu được mình có những quyền gì vì không ai có thể bảo vệ mình hơn chính bản thân mình. Muốn để người tiêu dùng tự bảo vệ mình, họ cần phải có công cụ. Cuối cùng, người tiêu dùng được hưởng những ưu đãi tri ân người tiêu dùng do các doanh nghiệp triển khai trong tháng 3 - tháng hành động vì người tiêu dùng. Có thể tại địa điểm kinh doanh hay trung tâm thương mại. Như vậy, chúng tôi cho những công cụ đó là tương đối hữu hiệu tính đến thời điểm này để quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ. 

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có những chia sẻ thực tế trong buổi tọa đàm.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh những măt hàng, sản phẩm kém chất lượng, hành giả, hành nhái, vi pham sở hữu trí tuệ cũng được coi là điểm nóng mà trong ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 muốn nêu ra và mong muốn xây dựng môi trường kinh doanh - tiêu dùng an toàn. Chia sẻ trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) có cho biết: “Đội quản lý thị trường chỉ đạo 100% quân số kiểm tra các địa điểm bán lẻ xăng dầu. Trong tháng vừa qua kiểm tra trên 16.000 lượt, có những vi phạm như treo biển hết xăng và đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Chúng tôi triển khai hoạt động kí cam kết với doanh nghiệp để thực hiện đúng quy định bảo vệ người tiêu dùng. Trong những đợt dịch bệnh căng thẳng, chúng tôi kiểm tra thu giữ nhiều hàng lậu, hàng kém chất lượng bán trên thị trường qua chợ đtu, 14/3 thu giữ trên 60.000 bộ kit test và thực phẩm chức năng trị giá hơn 10 tỷ đông. Đường dây nóng: 1900888655 tiếp nhận trên 2.000 cuộc gọi phản ánh. Tổng cục đã phát triển sử dụng tiktok, youtube nhằm truyền thông cũng như giới thiệu cách nhận biết hàng giả hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng.”

Việc kinh doanh lành mạnh giờ trở thành văn hóa mà bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng cần có trong việc đem hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Xoay quanh vấn đề văn hóa kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp Việt PGS.TS.Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam có những chia sẻ như sau: “Cách đây 11 năm đã xây dựng quy trình bảo vệ ng tiêu dùng, quy chế, quản lý, truyền thông thương mại có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng. Bộ quy chế đã thực thi trên 10 năm: luật an toàn thực phẩm, luật phòng chống tác hại rượu bia, luật bảo vệ môi trường. luôn luôn hướng về người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng.

Đại diện cho những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống, bà Nguyễn Thị Vinh Phương, Giám đốc Kênh phân phối hiện đại & Năng lực Kinh doanh toàn quốc, Công ty TNHH URC Việt Nam cho biết vị trí của kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong các hoạt động của công ty được vận dụng hoàn toàn trong tất cả các khâu sản xuất, đến vận hành đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Điều đó được Công ty TNHH URC Việt Nam thể hiện qua sự phát triển sản phẩm, hiện tại để đưa ra các sản phẩm chất lượng ra thị trường đạt tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế thì bộ phận AND liên tục thực hiện những chương trình khảo sát về chất lượng, đồng thời ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty TNHH URC Việt Nam đang sở hữu phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận về chất lượng và các nhà máy của URC Việt Nam đều được trao chứng nhận về hệ thống an toàn thực phẩm.

TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay đã đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng thương mại điện tử, đây cũng được coi là cuộc cách mạng lớn trong tiêu dùng và kinh doanh.

Những xu hướng và hành vi tiêu dùng mới đã thay đổi đáng kể nhận thức về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi ở mọi ngành nghề, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải thay đổi đồng thời cần phải quan tâm hơn đến xu hướng sản xuất kinh doanh trách nhiệm, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Chủ động biến trách nhiệm đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu nguyện vọng của người tiêu dùng thành động lực phát triển, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Khánh Hương - Thùy Dương

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top