Khánh Hòa với “mục tiêu kép” vừa chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển KT-XH

Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mang tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương
Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19:

Ủng hộ quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid-19 tại Khánh Hòa

Đặt vấn đề

Diễn biến và thực tế:

Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...

Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, đợt bùng phát dịch lần thứ tư từ cuối tháng 4 đến nay, với biến chủng mới - Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta; đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta và tâm lý, tâm trạng xã hội; đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và nền kinh tế- xã hội nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Chúng ta sẽ điểm qua con số và một vài chỉ tiêu cụ thể của tỉnh trong 9 tháng năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giảm 7,77% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 9,49% so cùng kỳ năm trước; tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được 40.344,6 tỷ đồng, giảm 15,8% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động du lịch được 1.957,4 tỷ đồng, giảm 44,5% so cùng kỳ năm trước, khách lưu trú được 479,4 nghìn lượt người với 1.391,4 nghìn ngày khách, giảm lần lượt là 46,3% và 57,8%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được 947,5 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ…

Hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho tỉnh trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ tùy theo tình hình dịch trên từng địa bàn. Triển khai các biện pháp quyết liệt để kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời xử lý các nguồn lây nhiễm; lấy mẫu xét nghiệm giám sát, tầm soát cộng đồng, trường hợp có ca nghi nhiễm lập tức phong tỏa diện rộng, lấy mẫu xác định bằng xét nghiệm PCR và dần thu hẹp phạm vi ”vùng đỏ”; bảo vệ và mở rộng ”vùng xanh”, vùng an toàn, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố có phương án bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, bình ổn giá, an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ lương thực, thực thẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, nhất là tại các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống COVID-19” trên địa bàn tỉnh. Nhằm kiểm soát tốt dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gắn với áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch và nới lỏng giãn cách xã hội có lộ trình, tương ứng với từng cấp độ nguy cơ ở thôn, tổ dân phố; triển khai thực hiện từ ngày 01/10/2021.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 6606/KH-UBND ngày 16/7/2021 về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, chính sách hỗ trợ đặc thù cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, theo dõi sát tình hình, chủ động phương án ứng phó; tiếp tục đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; kịp thời xử lý nghiêm hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật; chủ động công tác phòng, chống cháy nổ; phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ các trạm kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID19 và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các cơ sở điều trị, khu cách ly tập trung y tế trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. 

Nhiệm vụ và giải pháp: 

Tập trung, ưu tiên toàn lực cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai hiệu quả Kế hoạch Thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh gắn với áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch và nới lỏng giãn cách xã hội có lộ trình, tương ứng với từng cấp độ nguy cơ ơ thôn, tổ dân phố. Hoàn thành việc tiêm vắcxin mũi 1 cho cho 100% người dân trong độ tuổi quy định. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch. Quản lý chặt chẽ việc cách ly, kiểm soát tốt các nguồn lây nhiễm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống COVID-19” trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, chăm lo, bảo đảm đời sống, giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19. Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hiện có sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa nhanh như hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Thu hút các doanh nghiệp đầu ty có sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm và tạo nguồn thu mới, như các nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đảm bảo chính sách an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất; kịp thời chăm lo cho người dân nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, các gia đình còn khó khăn, yếu thế bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch COVID-19, đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Khách du lịch tại Khánh Hòa

Báo chí truyền thông góp sức mạnh mẽ trong việc tuyên truyền

Phát triển lĩnh vực dịch vụ và Du lịch:

Nhằm nêu cao vai trò và trách nhiệm báo chí truyền thông cùng với nghành Du lịch Vượt sóng đại dịch Covid -19 để phát triển kinh tế bền vững. Thế nhưng điểm lại từ tháng 2/2020, dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành Du lịch. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, mở rộng quy mô, liên kết hình thành loại hình dịch vụ Du lịch. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và nghành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Hơn hai năm sau khi xuất hiện, đại dịch COVID-19 đã tấn công mạnh nhất đến ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. COVID-19 đã khiến tỷ lệ doanh nghiệp phá sản. người lao động mất việc làm. Để phát huy thế mạnh về các lĩnh vực tổ chức dịch vụ và Du lịch của tỉnh , các cấp, nghành Du lịch rất cần tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch; ứng dụng khoa học, công nghệ; quản lý nhà nước về du lịch. Trong đó, về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Để phát triển du lịch cần có nhiều hơn các biện pháp thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh:

Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mang tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm nhằm góp phần duy trì ở mức ổn định. Để thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp đó, tỉnh đã và luôn chú trọng phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Tỉnh cũng đã thực hiện tốt chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường, các chính sách an sinh xã hội. Xuất phát từ vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên có tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quân sự, QP-AN, vùng biển đảo tỉnh Khánh Hòa được đánh giá là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội mà còn góp phần giữ vững QP-AN. Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh đã thực hiện nghiêm công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tăng cường lực lượng tuần tra canh gác bảo đảm an toàn các mục tiêu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, không để xảy ra phức tạp về an ninh chính trị.

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, ngoài Vùng 4 Hải quân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, còn có các trường đào tạo trong quân đội như: Trường Sĩ quan Thông tin, Học viện Hải quân, Trường Sĩ quan Không quân… Ngoài công tác đào tạo, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, các trường, viện cũng đã phối hợp tích cực, tham gia cùng với tỉnh phát triển một số loại hình kinh tế biển, gắn với tăng cường củng cố Quốc phòng - An ninh trên biển, đảo như: Khai thác, chế biến, nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản, đầu tư xây dựng các đội tàu công ích làm dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân; tham gia xây dựng và phát triển ngành đóng tàu biển; dịch vụ biển; dịch vụ cảng biển... Đầu tư phát triển mạnh công nghệ kết nối truyền thông hiện đại để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển nhanh và bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, kiên quyết ngăn chặn tình trạng người dân nước ngoài tự do nhập cảnh bằng đường du lịch rồi cư trú trái phép và hình thành những cụm dân cư tự phát, lao động nuôi trồng thủy sản, thu mua thủy sản, nông sản trái phép, ảnh hưởng đến kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và công tác an ninh trật tự tại địa phương .

Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Khánh Hòa

Lời kết

Dự báo tình hình quốc tế, trong nước cũng như của tỉnh Khánh Hòa có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 đã xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn, bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn rất nhiều; rủi ro tiếp tục gia tăng. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại phát triển nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn, sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, vấn đề phải từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng; đề cao ý thức, trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch. Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, khôi phục và ổn định thị trường lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, thông suốt, trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành địa phương.

Nhằm nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực xã hội, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao tính chủ động trong công tác truyền thông của Báo chí sẽ là một nhiệm vụ quan trọng góp sức mạnh mẽ cùng chính quyền chuyển tải nhanh, đúng với những quan điểm của Đảng , chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy phục hồi nhanh , bền vững về kinh tế- xã hội trong tình hình mới./.

Nhà báo Đoàn Minh Long

Uỷ viên BCH Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Khánh Hòa

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top