Khánh Hòa trên đà “vươn khơi”

20:33 01/04/2023 - Kinh tế
Sau thời gian dài cả nền kinh tế bị đình trệ do những biến động toàn cầu, dịch bệnh, Khánh Hòa đã nhanh chóng trở mình để bứt tốc “vươn khơi” trên tinh thần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đưa địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trở mình từ khó khăn

Ngay khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế từ những năm thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đảng bộ và chính quyền Khánh Hòa đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, cùng nhân dân phát triển, xác định thế mạnh để thuận lợi trên con đường đi tới.

Du lịch lúc bấy giờ được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, dần được xây dựng thành thương hiệu quốc gia, rồi vươn lên tầm quốc tế với sự đồng thuận lựa chọn của đông đảo khách du lịch tứ xứ. Trong vòng quay phát triển, hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng cùng mạng lưới kết nối giao thông được quy hoạch hoàn thiện trên cơ sở khoa học, tạo nên các trung tâm du lịch ven biển sôi động, tương đối hiện đại và mang đến sự thay đổi diện mạo nhanh chóng. Khu kinh tế Vân Phong cũng từng bước mang đến tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, trở thành cực kinh tế quan trọng.

Một đoạn cao tốc Bắc-Nam qua địa phận tỉnh Khánh Hòa_ Ảnh: PV. 

Các di sản, giá trị văn hóa, giá trị lịch sử cũng như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường được cân bằng và bảo vệ. Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn 2005 - 2010 và sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tỉnh Khánh Hòa đã duy trì  nhịp độ phát triển kinh tế khá trong nhiều năm liền; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dịch vụ 45,4%, công nghiệp 42,5%, nông nghiệp 12,05%. Các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; Từ đó, mức thu ngân sách tăng khá, có đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, cùng với sự chững lại của nền kinh tế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, Covid-19 xuất hiện như một cú sốc cho nền kinh tế của Khánh Hòa, vốn sở hữu tỷ trọng lớn đối với ngành dịch vụ. Năm 2020, thu nhập đầu người của Khánh Hòa chỉ bằng 74,5% so với bình quân cả nước. Tăng trưởng GRDP năm 2020 của tỉnh âm 10,5% và năm 2021 âm 5,6%. Cùng với đó, thời gian phát triển trước cũng để lại cho Khánh Hòa nhiều bài học về vấn đề tổ chức, quy hoạch liên quan đến nội bộ tỉnh.

Tuy nhiên, những khó khăn trong hai năm đại dịch cũng là thử thách để “nước thử lửa, gian nan thử người” khi cả hệ thống Đảng bộ, chính quyền đã nghiêm túc nhìn nhận vấn đề cùng tình hình thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung ương trên nhiều phương diện. Năm 2022, Khánh Hòa bứt phá ngoạn mục khi có 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra, GRDP Khánh Hòa tăng trưởng 20,7%, đứng đầu 63 tỉnh thành.

"Vươn khơi"

Nhìn nhận những lợi thế, ưu điểm và thành tựu phát triển của địa phương, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước.

Quyết định nêu rõ đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người phấn đấu vào nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Nhân dân được hưởng thụ mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc. Hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Khu vực Bắc Vân Phong_ Ảnh: PV. 

Kinh tế biển được xem là mục tiêu quan trọng và lâu dài để phấn đấu của tỉnh Khánh Hòa, từng bước đưa địa phương trở thành cửa ngõ ra biển Đông của cả nước, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á. Các hoạt động kinh tế - xã hội và quản trị của chính quyền vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh và các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Để đủ lực “vươn khơi”, trong những năm tới, Khánh Hòa sẽ hình thành các hành lang kinh tế, kết nối liên vùng để “thông thoáng” mạch phát triển, bao gồm: hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông - Tây; Hành lang kinh tế Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh. Các hành lang kinh tế được kết nối và hình thành từ những huyết mạch giao thông quan trọng, đưa Khánh Hòa nằm trên trọng điểm trung chuyển quan trọng trong mạng lưới kết nối.

Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng định hướng phát triển 3 vùng động lực quan trọng của tỉnh gồm: Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh. Với vịnh Vân Phong (Khu Kinh tế Vân Phong) là trung tâm kinh tế biển hiện đại, địa bàn động lực phát triển mới của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung; khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; định hướng lâu dài phát triển cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện; Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp, đồng thời phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics để phục vụ cho cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Thành phố Nha Trang là vùng trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, đào tạo nguồn nhân lực; là một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh. Còn khu vực  TP. Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng- an ninh.

Trên cơ sở định hướng chiến lược, Khánh Hòa sẽ thực hiện việc quy hoạch chi tiết trên cơ sở khoa học, gắn với thực tiễn đầu tư. Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, việc lập quy hoạch phải gắn với việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của quy hoạch được lập khi triển khai trong thực tế. Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư chiến lược đã đặt vấn đề tại khu vực Vân Phong, Cam Lâm, Diên Khánh… Trong quá trình lập quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều cuộc họp nghe các nhà đầu tư báo cáo ý tưởng đề xuất cụ thể, qua đó xem xét, lựa chọn phương án khả thi và tối ưu, giúp cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

Hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương

Cũng theo Quyết định định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, Đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Trong đó, đến năm 2030,  tỉnh Khánh Hòa sẽ có 2 đô thị loại I (TP. Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm), 1 đô thị loại II (TP. Cam Ranh), 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và các đô thị loại V. Các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường, kết cấu hạ tầng,… cũng được quy định rõ.

Thành phố Nha Trang_Ảnh:PV. 

Trong thời gian ngắn còn lại từ nay đến cột mốc đã điểm để hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa cần tạo nhiều đột phát phát triển toàn diện trên mọi mặt, bên cạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt cơ chế chính sách đặc thù do Quốc hội ban hành nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội; cần Tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho những ngành quan trọng như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, cảng biển, thủy sản và hậu cần nghề cá, công nghệ thông tin.

Địa phương cần tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển như hải dương học, công nghệ đại dương, công nghệ sản xuất giống thủy sản, công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản, vaccine và sinh phẩm y tế, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ du lịch... Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, cảng biển, cảng hàng không và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Từ khó khăn để trở mình và tạo nên dấu mốc kinh tế trong năm cũ, nay ở “bình minh” của năm mới, Khánh Hòa tiếp tục đà quyết tâm để “vươn khơi” ra biển lớn, xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương cũng như xây dựng tinh thần phát triển từ sức mạnh nội tại của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Thanh Bình 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top