Khai mạc phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V

18:54 12/07/2023 - Văn hóa xã hội
Ngày 12/7, tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V với sự tham gia của gần 250 đại biểu thay mặt hơn 11.000 hội viên.

Với chủ đề “Hội Xuất bản Việt Nam, đổi mới, hội nhập và phát triển”, Đại hội khóa V Hội Xuất bản Việt Nam đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2017-2023, đề ra phương hướng hoạt động giai đoạn 2023-2028; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; họp phiên họp lần thứ nhất Ban Chấp hành khóa V, bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch và các Phó chủ tịch.

Đề án nhân sự của Đại hội Xuất bản lần V nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 37 ủy viên Ban Chấp hành nhận được sự nhất trí của các đại biểu tham dự.

Đại hội dự kiến bầu 37 Ủy viên Ban Chấp hành đại diện cho 4 khối: Khối các cơ quan chỉ đạo quản lý; khối nhà xuất bản, khối cơ sở phát hành xuất bản phẩm và khối các cơ quan, trường đại học, đơn vị, doanh nghiệp có vai trò đào tạo nhân lực và hỗ trợ thúc đẩy phát triển xuất bản và văn hóa đọc; bầu Ban Kiểm tra gồm 3 người.

Trong nhiệm kỳ tới, Hội Xuất bản Việt Nam tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của tổ chức quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Tăng cường công tác động viên, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội V Hội Xuất bản Việt Nam. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các ban chuyên môn của Hội đáp ứng với yêu cầu về mô hình và quy trình của xuất bản, phát hành sách trong quá trình chuyển đổi số và cách mạng công nghệ 4.0. Chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, tích cực đóng góp xây dựng ngành Xuất bản Việt Nam theo hướng “tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa” như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, phát biểu khai mạc Đại hội_nguồn: Zingnews.vn

Phát biểu khai mạc Đại hội, Ông Hoàng Vĩnh Bảo,Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết: Những nội dung thảo luận tại Đại hội và nhiệm vụ, giải pháp do Đại hội đề ra sẽ góp phần xây dựng tổ chức Hội Xuất bản Việt Nam ngày càng vững mạnh, thúc đẩy nền xuất bản cách mạng Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn, chủ động hội nhập với ngành xuất bản khu vực và thế giới.

Đại hội bầu ra 37 Ủy viên Ban Chấp hành; trong đó 5 nhân sự thuộc khối chỉ đạo quản lý, 16 nhân sự thuộc khối nhà xuất bản, 9 nhân sự thuộc khối phát hành, 2 nhân sự thuộc khối đào tạo, và 5 nhân sự thuộc các khối khác.

Hội Xuất bản Việt Nam được thành lập vào năm 2001, là hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong ngành Xuất bản, phát hành sách và các lĩnh vực liên quan đến xuất bản trên phạm vi cả nước; hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top