Kết nối tuyến du lịch Quảng Bình - Đắk Lắk

20:06 05/08/2022 - Kinh tế
Hai tỉnh Quảng Bình và Đắk Lắk hướng đến tạo lập không gian du lịch thống nhất để cùng phát triển và tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhâp quốc tế.

Toàn cảnh buổi làm việc. 

Sáng ngày 5/8 tại TP.Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc về hợp tác, phát triển du lịch giữa hai tỉnh.

Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh Đắk Lắk có bà H’Yim Kđoh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đại diện lãnh đạo các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Lãnh đạo Cảng hàng không Buôn Ma Thuột; đại diện Lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam tại Buôn Ma Thuột; Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk. Về phía Quảng Bình có ông Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo sở Du lịch, BQL Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và một số doanh nghiệp du lịch.

Tỉnh Đắk Lắk bày tỏ mong muốn liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 địa phương, nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh, xây dựng và khẳng định thương hiệu, hấp dẫn khách du lịch, tạo lập không gian du lịch thống nhất để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cũng hướng đến thu hút các nguồn lực xã hội, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch và nhân dân các địa phương trong chương trình liên kết tìm kiếm đối tác để xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm du lịch.

Ông Hồ An Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu tại buổi làm việc

Về phía tỉnh Quảng Bình, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết buổi làm việc là bước khởi đầu việc tiếp tục tăng cường hợp tác, phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa hai địa phương cũng như các tỉnh trên con đường di sản miền Trung (Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam) và các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối hai vùng động lực phát triển du lịch của cả nước trong đó Quảng Bình – Đắk Lắk là trục liên kết quan trọng.

Tiếp nhận ý kiến, Sở Du lịch Quảng Bình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở VHTTDL Đắk Lắk và các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình chi tiết để tăng cường liên kết, hợp tác du lịch xúc tiến tăng trưởng khách du lịch giữa hai địa phương trong thời gian tới, để xây dựng sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường khách đi lại giữa hai bên; chia sẻ kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ các hoạt động vận tải đường bộ và nghiên cứu, xúc tiến việc phát triển vận tải bằng đường hàng không kết nối hai tỉnh.

Với các đặc điểm về vị trí địa lý và cảnh quan, Quảng Bình và Đắk Lắk có nhiều điểm tương đồng và cũng có những sự khác biệt, hấp dẫn về sản phẩm du lịch rất thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương. Việc liên kết vùng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển du lịch, Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, là thị trường tiềm năng cho du lịch Quảng Bình.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top