Italy bỏ quy định yêu cầu xuất trình thẻ xanh khi nhập cảnh

13:39 31/05/2022 - Thế giới
Ngày 30/5, Bộ Y tế Italy tuyên bố hủy bỏ yêu cầu những người nhập cảnh nước này phải xuất trình thẻ xanh COVID-19, bằng chứng về việc đã tiêm vaccine, mới khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV2.

Thực khách xuất trình thẻ xanh khi vào nhà hàng ở Rome, Italy ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế nước này thông báo rằng yêu cầu xuất trình “Thẻ xanh" COVID-19 sẽ không được gia hạn" khi nó hết hạn vào ngày 31/5.

Italy là quốc gia châu Âu có các quy định phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt nhất, trong đó yêu cầu người lao động phải xuất trình thẻ xanh. Khi các ca bệnh giảm bớt và phần lớn người dân đã tiêm vaccine, hầu hết các biện pháp đã được dỡ bỏ, mặc dù vẫn còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong trường học.

Theo số liệu chính thức của Bộ trên, ngày 30/5, Italy phát hiện thêm 7.537 ca mắc COVID-19 mới và 62 ca tử vong bởi đại dịch này, so với 14.826 ca mắc mới và 27 ca tử vong ngày 29/5.

Báo cáo tác động kinh tế mới nhất của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) mới đây cho thấy ngành du lịch và lữ hành của Italy có khả năng trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2023, với mức chênh lệch ước tính khoảng 0,3% so với năm 2019.

Ngành công nghiệp du lịch và lữ hành Italy có thể đóng góp 194 tỷ euro vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm tới, với số lượng việc làm nhanh chóng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng cao, ngang với mức độ việc làm trước đại dịch.

Báo cáo cũng dự báo rằng ngành công nghiệp này sẽ có mức tăng trưởng trung bình 2,5%/năm trong thập kỷ tới, tăng thêm 53.000 việc làm mới mỗi năm.

Tốc độ tăng trưởng 2,5% trong ngành du lịch và lữ hành cao gấp 5 lần mức tăng trưởng trung bình chung của nền kinh tế Italy, hiện khoảng 0,5%. Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ có giá trị hơn 226 tỷ euro vào năm 2032.

Năm nay, GDP của ngành này được dự báo tăng trưởng 8,7%, đóng góp chưa đến 10% tổng GDP của Italy. Số lượng việc làm được dự đoán sẽ tăng 2% trong năm nay, sử dụng gần 2,7 triệu người./.

Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top