Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Đáng chú ý là doanh nghiệp đã trụ vững trong 2 danh sách này hơn 10 năm qua, từ khi các bảng xếp hạng được thực hiện.

Hơn một thập kỷ giữ vững ngôi vị

Cuối tuần qua, bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (TOP50) đã được Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt công bố. Trong năm thứ 12 tổ chức, bảng xếp hạng này vinh danh 50 doanh nghiệp đang nắm giữ 34% giá trị vốn hóa toàn thị trường, tương đương 80 tỷ USD. 

Với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30% và giá trị vốn hóa thị trường 6,57 tỷ USD, Vinamilk là đại diện duy nhất của ngành sữa được xướng tên trong bảng xếp hạng năm nay. Doanh nghiệp tỷ đô này cũng đã trụ hạng bền vững 12 năm liền trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Điều này thể hiện năng lực vững chắc của doanh nghiệp trước những biến thiên của nền kinh tế trong hơn một thập niên qua.

Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk nhận danh hiệu Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.

Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam đo lường kết quả kinh doanh của các công ty trong liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp.

“Trong 12 năm tổ chức, Nhịp Cầu Đầu Tư đã chứng kiến sự phát triển đầy tự hào của các doanh nghiệp Việt, bên cạnh sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế. Vì thế, sự kiện TOP50 2023 đặc biệt tôn vinh nhiều công ty có quy mô lớn hơn, giá trị vốn hóa cao hơn, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, xứng đáng là niềm tự hào của đất nước”, đại diện Tạp chí chia sẻ.

Trước đó, “ông lớn” ngành sữa cũng góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam, năm thứ 11 liên tiếp kể từ khi có bảng xếp hạng này. Theo danh sách này, trong năm 2022, Vinamilk đứng thứ 5 về giá trị vốn hóa, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt hơn 60.000 tỷ đồng và gần 8.600 tỷ đồng. Bước sang năm 2023, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 8.622 tỷ đồng.

“Xét về cơ cấu sản phẩm, Vinamilk chiếm thị phần áp đảo tại một số ngành hàng chủ lực. Công ty sở hữu hơn 146.000 con bò sữa đang được khai thác (gồm hệ thống trang trại và nông hộ hợp tác), vận hành 15 trang trại tại Việt Nam và Lào cùng với 16 nhà máy sữa”, theo báo cáo của Forbes.

Hệ thống nhà máy của Vinamilk không ngừng được đầu tư, mở rộng theo các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế để kịp đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh doanh của công ty.

Tăng trưởng đi cùng với phát triển bền vững

Năm 2023 cũng là cột mốc 20 năm từ khi Vinamilk chính thức cổ phần hóa, bước ngoặt giúp doanh nghiệp tăng vọt về vốn điều lệ, doanh thu và lợi nhuận. Trong 2 thập niên qua, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của đơn vị đứng đầu ngành sữa đã tăng vọt lần lượt 15 và 13 lần. Thời điểm bắt đầu cổ phần hóa vào tháng 12/2003, vốn điều lệ của Vinamilk chỉ đạt 1.590 tỷ đồng; đến cuối năm 2022, giá trị vốn hóa của công ty đã vượt hơn 159.000 tỷ đồng.

Vinamilk cũng nằm trong top doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trên sàn chứng khoán với tổng giá trị chi trả giai đoạn 2004-2022 là hơn 76.700 tỷ đồng. Đơn vị đang nắm giữ vị trí số 1 về thị phần nội địa ngành hàng sữa. Những con số trên phần nào đo lường hiệu quả của mô hình sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực quản trị và bản lĩnh của ban lãnh đạo công ty qua các thời kỳ.

Từ giai đoạn cổ phần hóa đến nay, doanh thu Vinamilk tăng trưởng gấp 15 lần và lợi nhuận trước thuế tăng 13 lần.

Không chỉ giữ phong độ ổn định trong các bảng xếp hạng nội địa, hoạt động sản xuất - kinh doanh hiệu quả còn giúp thương hiệu Vinamilk gia tăng giá trị trong mắt các đơn vị định giá quốc tế. Tháng 8 năm nay, Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh Quốc) cũng vừa công bố giá trị thương hiệu Vinamilk tiếp tục tăng lên mốc 3 tỷ USD (từ mức hơn 2,8 tỷ USD của năm ngoái). 

Nhờ đó, “ông lớn” này tăng thêm một hạng, lên giữ thứ hạng số 2 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị trí thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu. Đặc biệt, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt vào Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu.

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Nhân sự - Hành chính - Đối ngoại, đại diện Vinamilk đón nhận các chứng nhận từ Brand Finance_Ảnh: Mibrand

"Tính bền vững đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người Việt", ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance, nhận định.

Phát biểu tại sự kiện công bố Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, ông Chu Minh Trường, Thư ký tòa soạn Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư cho rằng: Có nhiều điểm chung giúp các doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, nổi bật là mức độ cam kết của đội ngũ lãnh đạo với ngành nghề kinh doanh cốt lõi và xu hướng phát triển bền vững theo các tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị). Phát triển bền vững cũng là 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược của Vinamilk trong giai đoạn 2022-2026./.

Minh Đức

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top