Hơn 500 “kỹ sư robot” nhí tham gia ngày hội Robothon
16:35 31/10/2016
- Báo chí & Khoa học công nghệ
Hơn 500 bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh sẽ cùng tham gia đua tài lắp ghép và lập trình robot trong ngày hội Robothon được tổ chức tại 3 thành phố lớn trong cả nước từ 30/10 đến 6/11/2016.
Hơn 500 học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh tham dự ngày hội Robothon được tổ chức từ 30/10 đến 6/11/2016.
Ngày hội Robothon được tổ chức hàng năm là sân chơi robot phổ biến dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học tại Đông Nam Á, với mong muốn giúp học sinh được trải nghiệm và sáng tạo trong môi trường học tập tích cực để cùng nhau giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Năm nay, ngày hội cấp quốc gia được phối hợp tổ chức bởi Sở Giáo dục & Đào tạo các thành phố sở tại và Học viện STEM, Công ty DTT Eduspec với sự tham dự của hơn 1.000 phụ huynh và học sinh.
Các đội tuyển đạt giải sẽ được đề cử để tham dự cuộc thi Robothon quốc tế tổ chức tại Malaysia vào ngày 4/12 tới đây.
Theo đó, lịch trình tổ chức tại các thành phố như sau: tại Đà Nẵng sẽ thi đấu vài ngày 30/10 tại Hội trường đa năng, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, số 01 Vũ Văn Dũng; tại Hà Nội sẽ thi đấu vào ngày 5/11 tại Nhà thi đấu quận Thanh Xuân, ngã tư Lê Văn Lương & Khuất Duy Tiến; tại TP. Hồ Chí Minh sẽ thi đấu ngày 6/11 tại Nhà thi đấu ĐH Tôn Đức Thắng - Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Q7, TP. Hồ Chí Minh.
Tham gia ngày hội Robothon, các bạn học sinh được khuyến khích tinh thần học hỏi, khám phá để từng bước làm chủ Công nghệ, ứng dụng Khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chủ đề của cuộc thi năm nay là Internet of Things (IoT) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Các thí sinh tham gia sẽ lắp ghép và lập trình các robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng như thu nhận, trích xuất và phân phối dữ liệu, trích xuất thông tin, tích hợp hệ thống.
Có thể hiểu đơn giản IoT là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
Theo các nghiên cứu ước tính đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị.
Những hình ảnh của các em tiểu học và trung học cơ sở tham dự ngày hội Robothon:
Liên Cơ
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Chuyển đổi số báo chí theo nguyên tắc “động", "kịp thời” (10:18 12/05/2023)
- Doanh thu toàn ngành TT&TT đạt khoảng 1,14 triệu tỷ đồng trong 4 tháng (03:43 10/05/2023)
- WHO và UNICEF khuyến khích các nỗ lực tại Việt Nam để bắt kịp chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ em (11:29 30/04/2023)
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nội dung truyền hình (05:47 30/04/2023)
- Báo chí giải thích, sáng tạo số lên ngôi (10:54 28/04/2023)