Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đợt 2 với nhiều nội dung quan trọng

Sau thời gian nghỉ giữa kỳ họp, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục diễn ra đợt 2 từ 20 - 29/11. Trong đợt 2 này, Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết.

Cụ thể, trong tuần, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quang cảnh một phiên họp của Quốc hội

Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về các dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; thảo luận ở hội trường về việc giảm thuế giá trị gia tăng.

Đáng chú ý, trong đợt 2 này, 8 dự án luật dự kiến được biểu quyết thông qua, gồm: Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Riêng với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội cho lùi thời điểm thông qua tại kỳ họp khác để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng dự thảo.

Ngoài ra, 5 dự thảo nghị quyết cũng được xem xét thông qua gồm: Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top