Hội Báo toàn quốc 2024: Thách thức và cơ hội của báo chí

16:50 15/03/2024 - Diễn đàn
Ngày 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí.

Các đại biểu tham dự diễn đàn báo chí toàn quốc 2024

Dự lễ khai mạc có các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh luôn xem báo chí cách mạng là lực lượng cơ hữu đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố.

 Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024.

Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như những khó khăn mà Thành phố đang gặp phải, đồng chí Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn báo chí tiếp tục quan tâm hơn nữa, giúp thành phố nhận diện rõ hơn các điểm nghẽn chiến lược, nhìn rõ hơn định hướng, giải pháp cho chặng đường phát triển sắp tới.

Đồng chí Phan Văn Mãi cũng đề nghị đội ngũ những người làm báo tiếp tục đồng hành, góp ý cho thành phố những cách làm mới, sáng tạo; đồng thời, có những phân tích, gợi ý thêm để làm sao khơi lên được các động lực bên trong giúp cho sự phát triển của thành phố. Năm 2025 là năm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm, chào mừng, từ sáng tác văn học nghệ thuật đến phát động phong trào thi đua đặc biệt, triển khai các công trình, dự án…

Đồng chí bày tỏ mong muốn báo chí cùng chung tay trong những hoạt động kỷ niệm lớn này, không chỉ ở góc độ tuyên truyền, lan tỏa thông tin mà có thể tham gia trực tiếp, sâu hơn vào các hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Cũng tại diễn đàn đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết; không gian mạng bây giờ là trận địa chính, trận chiến chính của báo chí. Nguồn thu chính của báo chí rồi cũng sẽ đến từ không gian mạng. “Công nghệ số lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới. Vậy là báo chí phải làm những việc mới”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nói và nêu rõ, đổi mới báo chí nằm ở chỗ báo chí phải làm hơn những gì mình đang làm. Báo chí cần một không gian rộng hơn là đưa tin “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, những khó khăn và những vấn đề của báo chí gần đây không làm giảm đi vai trò của báo chí như một số người nghĩ , mà chỉ nói lên một điều là báo chí cần phải đổi mới. Không thay đổi thì sẽ bị thay thế.

Công nghệ số, internet và truyền thông xã hội là những cú huých mạnh mẽ để đổi mới báo chí. Sự đổi mới này sẽ chỉ làm tăng lên vai trò và sự đóng góp của báo chí cách mạng vào sự nghiệp xây dựng Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, báo chí muốn đổi mới thì phải giữ vững những giá trị cốt lõi và sứ mệnh ban đầu của báo chí cách mạng. “Giữ cái bất biến này để ứng vạn biến. Cái vạn biến này chính là cách mà chúng ta làm báo. Không gian sáng tạo vô hạn của chúng ta là ở đây. Công cụ để thực hiện sự sáng tạo vô hạn đó chủ yếu là công nghệ số”.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top