Học sinh Đà Nẵng giành chức vô địch Robothon quốc tế

Hai đội tuyển Robothon với học sinh đến từ Trường Trần Cao Vân và Trường Lê Quý Đôn của thành phố Đà Nẵng đã xuất sắc giành hai giải vô địch ở hạng mục Sơ cấp và Trung cấp tại Cuộc thi Robothon Quốc tế 2016 được tổ chức tại Malaysia.

Đội tuyển Robothon Trường Lý Công Uẩn, TP. Đà Nẵng được vinh danh

Ngoài ra đội tuyển Việt Nam còn dành hai giải Nhì và hai giải Ba bởi các nhóm học sinh đến từ Trường Hoa Lư (Đà Nẵng), Trường Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), Trường Đinh Tiên Hoàng (TP Hồ Chí Minh) và Trường Nguyễn Tất Thành (Hà Nội).

Ban tổ chức cũng trao các giải Khuyến khích cho các đội từ Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), Trường Lý Công Uẩn (Đà Nẵng), Trường Lê Ngọc Hân (TP Hồ Chí Minh), Trường Phù Đổng (Đà Nẵng) và Trường Trần Cao Vân (Đà Nẵng).

Đại diện cho Việt Nam thi đấu tại cuộc thi Robothon Quốc Tế 2016 tại Malaysia là các đội đoạt giải cao trong cuộc thi Robothon Quốc Gia vừa qua. Tổng số đội tham dự là 53 đội tuyển xuất sắc từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Trước khi lên đường thi đấu, các đội tuyển Việt Nam sự chuẩn bị kĩ lưỡng để có thể đạt được kết quả tốt nhất trên đấu trường quốc tế. Các đội tuyển được tham gia khóa đào tạo chuyên biệt do các giáo viên đầy kinh nghiệm của DTT – Eduspec trực tiếp giảng dạy nhằm mang đến cho các em những kĩ năng cần thiết và kiến thức đầy đủ nhất cho cuộc thi. Ngoài ra, các đội tuyển còn được học thêm khóa học giao tiếp anh văn để có thể tự tin trong giao tiếp với các bạn bè quốc tế.

Chủ đề của cuộc thi năm nay là Internet of Things (IoT) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Các thí sinh tham gia sẽ lắp ghép và lập trình các robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng như thu nhận, trích xuất và phân phối dữ liệu , trích xuất thông tin, tích hợp hệ thống.

Có thể nói, cuộc thi Robothon Quốc Tế chính là sân chơi lành mạnh và hữu ích cho các em học sinh và là một bước đệm mang các em đến gần hơn với khoa học cộng nghệ tương lai. Từ đó có thể thấy rằng thế hệ trẻ em Việt Nam đang rất cần những chương trình học đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các kĩ năng về công nghệ, kỹ thuật… mà chương trình STEM là một điển hình.

Đội tuyển Robothon của Trường Lê Quý Đôn, TP. Đà Nẵng được vinh danh

Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Kể từ năm 2010 đến nay, DTT Eduspec cũng như Học viện STEM đã nhận ra tầm quan trọng của Giáo dục STEM và quyết định đưa chương trình về Việt Nam, trong đó có bộ môn lắp ráp và điều khiển robot (Robotics) cho học sinh từ cấp Tiểu học.

Trong những năm qua, Robotics đã được đưa vào hơn 100 trường học, đào tạo cho hơn 30.000 lượt học sinh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Học viện STEM là chuỗi trung tâm của Công ty DTT Eduspec, đơn vị triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam theo hình thức Hợp tác Công tư (PPP) từ năm 2011. Trong 5 năm qua, được sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện STEM đã mang đến cơ hội học tập cho hơn 30.000 lượt học sinh tại 300 câu lạc bộ tại 85 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên cả nước.

Sản phẩm của Học viện STEM tập trung vào 2 mô hình chính. Ngoài mô hình STEM tại trường, được triển khai tại trường theo hình thức Câu lạc bộ Khoa học và giảng dạy trong giờ chính khóa thì còn có mô hình Trung tâm STEM được triển khai với hình thức lớp học và Khu trải nghiệm STEM.

Tại đây, các bạn học sinh có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động Khoa học, được tiếp cận với Công nghệ mang tính ứng dụng cho cuộc sống, cũng như giúp học sinh thỏa sức sáng tạo trên nền tảng kiến thức STEM đã được học cùng các trang thiết bị thông minh, tiên tiến.

Tin và ảnh: Liên Cơ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top