HDBank thông qua kế hoạch tăng trưởng cao về cả quy mô và chất lượng

Mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HoSE: HDB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2022. Đáng chú ý, ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với các chỉ tiêu tăng trưởng cao về cả quy mô và chất lượng.

Tại ĐHĐCĐ, báo cáo của HĐQT HDBank cho biết, trong bối cảnh năm 2021 nhiều biến động, HDBank đã chủ động thích ứng linh hoạt, đảm bảo hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao và vận hành an toàn, chất lượng.

HDBank hướng đến tăng trưởng cao về cả quy mô và chất lượng 

Trong năm đầu thực thi chiến lược phát triển 2021-2025, các chỉ tiêu kinh doanh chính của HDBank đều đạt và vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao.

Tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 374 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39% và hoàn thành 111% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động vượt 16.758 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập dịch vụ tăng mạnh 103%. Doanh thu mảng Bancassurance của HDBank vươn lên nhóm dẫn đầu các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo  phát biểu tại Đại hội

Cùng với đó, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE và ROA lần lượt đạt 23,3% và 1,9%, vượt kế hoạch ĐHCĐ giao. An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo với chỉ số chất lượng.

Vốn chủ sở hữu đạt 30.790 tỷ, tăng 25% giúp hệ số an toàn vốn CAR (chuẩn Basel II) đạt trên 14,3%. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,26%, tỷ lệ thấp trong ngành. Ngân hàng đã tăng cường trích lập đủ 100% dự phòng cho nợ được cơ cấu lại do dịch Covid-19, sớm trước tiến độ 2 năm.

Trong đại dịch, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm B1 của HDBank từ Ổn định lên Tích cực.

Được biết, HDBank tiên phong chuyển đổi số toàn diện, đồng thời là ngân hàng đi đầu về tín dụng xanh, các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường.

Trong năm đầu thực thi chiến lược phát triển 2021-2025, các chỉ tiêu kinh doanh chính của HDBank đều đạt và vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao.

Năm qua, các định chế tài chính lớn và uy tín trên thế giới như IFC, DEG – quỹ đầu tư trực thuộc Ngân hàng Tái thiết Đức KfW, Leapfrog Investments đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi của HDBank, ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa các chương trình chống biến đổi khí hậu, tài trợ các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn về ESG.

Các đối tác sẽ cùng HDBank triển khai nhiều chương trình hợp tác nâng cao năng lực quản trị, công nghệ, ngân hàng số, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế... 

Bên cạnh hoạt động kinh doanh tích cực, HDBank thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp quỹ vắc xin, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chăm lo công tác an sinh xã hội cho các hoàn cảnh khó khăn.

Tại ĐHĐCĐ HDBank, Ngân hàng này đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với các chỉ tiêu tăng trưởng cao về cả quy mô và chất lượng: Tổng tài sản 440.439 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2021; huy động vốn đạt 392.683 tỷ đồng, tăng 17%; dư nợ tín dụng dự kiến đạt 256.060 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận trước thuế gần 10.000 tỷ đồng, tăng 21%. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,9% và trên 22,2%. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ thấp dưới 1,5%.

Bên cạnh đó, ĐHCĐ đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, tiếp nối truyền thông chia cổ tức đều đặn liên tục qua các năm, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư gắn với hoạt động hiệu quả của ngân hàng.

HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của HDBank ra mắt

Đại hội tiến hành bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 với các thành viên mới là các lãnh đạo có kinh nghiệm đến từ các định chế tài chính uy tín trên thế giới bao gồm hai thành viên độc lập. Bên cạnh đó, HĐQT có sự tham gia đóng góp, xây dựng với các thành viên đến từ DEG, Affinity, Leapfrog Investments.

Sau thành công của chiến lược giai đoạn 2017-2022, HDBank đang triển khai chiến lược phát triển 5 năm tới với tư vấn quốc tế.

Kết quả bầu HĐQT, tăng cường nhân sự HĐQT với lãnh đạo nước ngoài đến từ các ngân hàng quốc tế lớn hứa hẹn sẽ đưa HDBank bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới theo chiến lược đã đề ra.

Mai Vy

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top