Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hãy cho Hải Phòng “một điểm tựa”…

Nhà bác học thiên tài Acsimet, người Hy Lạp đưa ra định luật về đòn bẩy đã nhấn mạnh "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" một thông điệp sâu sắc cho nhân loại về niềm tin và sức mạnh siêu việt khi có được điểm tựa phù hợp, kịp thời… 

Thành phố Hải Phòng đang phát đi một thông điệp cấp bách: Hãy cho Hải Phòng “một điểm tựa”. Điểm tựa đó sẽ tạo nên những nguồn lực mạnh như nhấc bổng quả đất lên” để Hải Phòng tiếp tục vượt qua những thách thức, khó khăn, phát triển đột phá, hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Hải Phòng mong muốn một điểm tựa về chính sách.

Đây chính là mục tiêu mà Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, ngày 24/1/2019 “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đề ra, đồng thời là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng.      

Thông điệp này được đúc rút từ thực tiễn sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Hải Phòng đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, trở thành điểm sáng của cả nước trên nhiều lĩnh vực, ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội lớn, động lực phát triển của cả vùng và cả nước… Thành phố “hiên ngang ngẩng cao đầu”, vững tin bước tiếp, bứt phá đi đến thành công. Đây chính là đòn bẩy vững chắc của thành phố cảng.

Là người khởi xướng chỉ đạo nghiên cứu, ban hành Nghị quyết 45 ngày 24/01/2019, cố Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Hải Phòng không phải là riêng của Hải Phòng, là của cả vùng, cả đất nước. Do đó, trách nhiệm của Trung ương là phải hỗ trợ, tiếp sức cho Hải Phòng, đặc biệt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách phù hợp, khơi dậy tiềm năng thế mạnh của thành phố, để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong những năm tới”.

Tinh thần này đã được chuyển hóa vào Nghị quyết  45, được Bộ Chính trị  đề ra 5 nhóm quan điểm, các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sau khi Nghị quyết 45 được ban hành, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tích cực, chủ động vào cuộc cùng Hải Phòng để thực hiện nghị quyết. Trong đó, quan trọng nhất là đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho thành phố Hải Phòng.

Điển hình là ngày 13/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Đây là sự cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 45. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 108/NQ-CP ngày 26/11/2019 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 45 với 3 mục đích, yêu cầu; 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, 10 nhóm nội dung công việc với 42 nhiệm vụ cụ thể; phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, sản phẩm và thời gian hoàn thành… Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc trực tiếp ban hành một số chủ trương, cơ chế, chính sách, lồng ghép nhiều nội dung để thực hiện Nghị quyết 45.

Các cơ chế, chính sách này đặt trong mối tương quan hợp lý với các thành phố lớn khác trong cả nước; thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương, người đứng đầu trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, đất đai, quản lý đô thị, đầu tư, tài chính - ngân sách, tổ chức, nhân sự và tiền lương…

Đây là những vấn đề cốt lõi, những nhân tố quan trọng nhất phát triển Hải Phòng đã được Trung ương chỉ rõ, dẫn dắt, tạo điều kiện, thời cơ. Đây chính là “điểm tựa” để Hải Phòng phát huy tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, hành động quyết liệt huy động được các nguồn lực to lớn về tinh thần, vật chất cho phát triển, bứt phá…

Tuy nhiên, 5 năm mới chỉ là chặng đường đầu thực hiện Nghị quyết 45 và Hải Phòng đang đối diện những khó khăn, thách thức để đạt được các mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong khi mục tiêu trước mắt đến năm 2025 chưa rõ nét, mức độ đạt được còn khiêm tốn, 4/7 chỉ tiêu (tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; GRDP bình quân đầu người; thu ngân sách) khó hoàn thành…

Các đại biểu lãnh đạo, quản lý các Bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học… tham gia sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 45 do Ban Kinh tế Trung ương - Thành uỷ Hải Phòng tổ chức vừa qua đã tập trung phân tích, đánh giá nêu rõ những thuận lợi, khó khăn này.  

5 năm qua, việc thể chế hóa Nghị quyết 45 còn thiếu chủ động, chậm ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực. Một số cơ chế, chính sách mới có tính đột phá, đặc thù cho thành phố Hải Phòng đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương như: Mô hình chính quyền đô thị một cấp và hai cấp hành chính; nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cảng, nhất là thành lập Khu thương mai tự do… chưa được triển khai, thực hiện. Đây là nguyên nhân cốt lõi làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện Nghị quyết 45 trong 5 năm vừa qua.

Vì vậy, thành phố tiếp tục đề xuất Trung ương ban hành mới và bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Hải Phòng huy động các nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển, hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết 45. Đặc biệt là đề xuất thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam với diện tích hơn 20.000 ha, trong đó có Khu Thương mại tự do, cùng với đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng nam Đồ Sơn; sân bay quốc tế Tiên Lãng; các khu công nghiệp mới; trung tâm logistics mới…

Đây chính là “Điểm tựa” mà Hải Phòng mong muốn vì Hải Phòng, vì cả khu vực và cả nước.

Trọng Nhân


 
   

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top