Hậu quả khi thiếu hiểu biết về phòng cháy chữa cháy

Vụ cháy xảy ra tại quán karaoke 68 trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy) chiều 1/11 vừa qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng làm 13 người thiệt mạng bởi vẫn còn hiện tượng lơ là, không chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy.

Vụ hoả hoạn trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy) chiều 1/11 vừa qua để lại hậu quả nghiêm trọng khiến 13 người thiệt mạng. Ảnh: PV

Đi qua đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều người phải ngoái lại vì một góc đường khá sầm uất, lộng lẫy và choáng ngợp với hàng loạt các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, shop thời trang đèn hoa rực rỡ sau đám cháy dữ dội chiều 1/11 vừa qua nay chỉ còn là đám tro tàn, bốc mùi khét lẹt.

“Giá quá đắt” do lơ là công tác phòng cháy chữa cháy

Cháy, nổ rất dễ xảy ra nếu không đảm bảo tốt công tác PCCC. Các địa điểm dễ gây cháy nổ như các tòa nhà chung cư, dãy chợ, quán karaoke,… nhưng công tác dập lửa rất khó khăn bởi địa hình và thiết kế xây dựng các công trình kín.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng đã xảy ra khá nhiều vụ cháy, đặc biệt là cháy các quán karaoke với nhiều lý do và mức độ thiệt hại khác nhau:

Ngày 24/1: Cháy quán karaoke Tứ Hải, số 282 Đê La Thành, Hà Nội. Tuy không gây thiệt hại về người, song lửa đã ảnh hưởng nặng nề đến quán karaoke này.

Ngày 31/8: Cháy quán karaoke ZoZo, số 157 phố Vũ Tông Phan, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vụ cháy không gây thiệt hại về người.

Ngày 17/9: Cháy quán Karaoke Gold, số 85 phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy không gây thiệt hại về người, nhưng đám cháy tại quán karaoke 8 tầng Nguyễn Khang đã làm thiệt hại hầu hết tài sản trong tòa nhà 8 tầng này.

Tuy nhiên, vụ hoả hoạn tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy) là vụ hoả hoạn thương tâm nhất trong nhiều năm qua. Ngọn lửa không chỉ bốc lên tại quán karaoke 68 mà còn nhanh chóng lan sang các nhà bên cạnh. Tại hiện trường, 3 căn nhà 9 tầng cạnh nhau bị thiêu rụi toàn bộ, mặt đường rơi vãi nhiều mảnh vụn do biển quảng cáo vỡ, khu vực lân cận bị khói đen bao trùm.

Trước khi xảy ra vụ cháy, quán karaoke trên đường Trần Thái Tông đã bị đình chỉ hoạt động hồi đầu tháng 10 do hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu. Cố tình sai phạm trong công tác quản lý và đảm bảo an ninh trật tự, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động, gây ra sự cố đáng tiếc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là cái chết thương tâm của 13 người và những thiệt hại vô cùng lớn về vật chất.

Quan sát dễ nhận thấy là mặt tiền của các quán karaoke luôn được bịt kín bằng các loại biển quảng cáo. Chất liệu của các loại biển này thường làm bằng nhựa, mica, màn hình LED, tôn… có rất nhiều đường dây điện chằng chịt phía sau để phục vụ cho hệ thống đèn LED, đèn màu quảng cáo. Sau thời gian dầm mưa dãi nắng, các vỏ bọc của dây điện dễ nứt vỡ gây chập điện và chỉ cần gặp vật dễ cháy là có thể bùng phát hỏa hoạn.

Bên cạnh đó, các cơ sở này thường dùng vật liệu cách âm là vật liệu dễ cháy nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa, khói lan nhanh còn người bên trong không phát hiện được nên đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

13 nạn nhân đã có thể sống nếu…

Được biết, hôm xảy ra hỏa hoạn, trong căn phòng tầng 5 quán karaoke 68 Trần Thái Tông có 15 khách thuê hát. Tuy nhiên, khi đám cháy xảy ra đã có 2 khách thoát nạn an toàn, 13 khách còn lại tử vong, bởi ngạt khói trước khi lửa lan tới.

Trao đổi giữa Thượng tá Ngô Thanh Lâm, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn phòng cháy chữa cháy, thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn Hà Nội với phóng viên VnExpress chiều 3/11: “Theo người bạn của các nạn nhân cùng phòng hát, khi mở cửa ra thấy khói lan đến phòng nên 2 người đã dùng khăn ướt bịt mũi chạy ra hành lang rồi cầu thang thoát hiểm phía sau. Còn các nạn nhân bên trong phòng không đủ can đảm lao ra ngoài nên cố thủ bên trong và bị ngạt khói trước khi lửa lan vào. Hoặc một số người đã quyết định quá muộn".

Thượng tá Lâm cũng cho biết thêm, khói độc tỏa ra từ mút xốp khiến nạn nhân ngất xỉu trong vài chục giây và tử vong trong vòng 2 phút. Sự sống lúc này chỉ trong gang tấc, kỹ năng thoát hiểm và thời khắc quyết định rất quan trọng để bảo toàn sự sống trong những vụ việc như thế này.

Trước đó, trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán karaoke số 85, Nguyễn Khang, một cô gái đã thoát nạn được nhờ việc lấy áo ngực làm khẩu trang để tránh bị ngạt khí. Từ đó, có thể thấy rằng, nếu chúng ta có thể bình tĩnh và xử lý thông minh hơn một chút có lẽ sẽ không có những sự cố đáng tiếc và nghiêm trọng như vừa qua.

Vấn đề đặt ra ở đây là tất cả mọi người cần phải tự trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp.

T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top