Halloween trường Báo gửi gắm thông điệp về tình cảm gia đình

Khi dịch Covid-19 xuất hiện, cuộc sống của chúng ta đã bị đảo lộn ít nhiều. Chính những khó khăn ấy đã khiến mọi người nhận ra có gia đình ở bên cạnh là điều quý giá. 

 Lực lượng tuyến đầu rời xa gia đình để tham gia chống dịch.

Bạn Đỗ Thị Thu Hà (20 tuổi) đang là tình nguyện viên tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Thu Hà chia sẻ khi vào đây đã gặp rất nhiều khó khăn: thời tiết thay đổi, đồ ăn không hợp khẩu vị, sự bất đồng ngôn ngữ trong những buổi đầu tiếp xúc với người dân và áp lực của công việc. Nhưng Hà đã dần phải thay đổi để có thể thích nghi và hoàn thành công việc được giao. 

“Những lúc căng thẳng, mệt mỏi mình thường đi ngủ để giữ gìn sức khỏe hoặc tâm sự với bạn cùng phòng. Mình không dám chia sẻ với gia đình vì sợ  bố mẹ lo lắng” - Hà chia sẻ.

Trước đây khi đi học xa, Hà thỉnh thoảng mới về nhà vì lịch học dày đặc. Chỉ về chơi một vài hôm rồi đi nên tối nào Hà cũng tranh thủ gọi điện về hỏi thăm bố mẹ. Tuy nhiên, từ khi tham gia công tác phòng chống dịch, đã gần 4 tháng Hà chưa về thăm nhà và những cuộc gọi cũng thưa hơn vì công việc bận rộn.

Công việc khá bận rộn nên Hà ít có thời gian gọi về cho gia đình. 

Hàng ngày, Hà chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Hai bố mẹ trong gia đình nọ mắc bệnh phải đi cách ly để lại bốn đứa con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc. Người con không nỡ đưa mẹ già vào khu cách ly điều trị nên để mẹ ở nhà nhưng hôm sau bà mất vì bình oxy không vận chuyển đến kịp. Những lúc ấy, Hà nhận ra ranh giới giữa sự sống - cái chết thật mong manh và gia đình quan trọng đến nhường nào.

“Dịch bệnh hoành hành khiến nhiều gia đình phải ly tán. Chứng kiến những cảnh này, mình càng thêm nỗi nhớ nhà, không biết bố mẹ mình ở nhà sức khỏe có tốt không. Mỗi khi nghe tin tỉnh nhà có dịch, mình phải gọi điện về vì lo cho gia đình”.

Hình ảnh Hà khi đang làm nhiệm vụ tại thành phố Hồ Chí Minh

Khi được hỏi việc đầu tiên sẽ thực hiện khi về miền Bắc, Hà chia sẻ: “Khi kết thúc chuyến tình nguyện này, mình sẽ về nhà, dành nhiều thời gian bên bố mẹ, ông bà và người thân. Mình sẽ thường xuyên về nhà, bày tỏ tình cảm với bố mẹ nhiều hơn và trân trọng những khoảnh khắc quý giá bên những người thân yêu vì cuộc đời mong manh lắm, khi đã mất đi rồi chúng ta sẽ không có thêm cơ hội nữa”.

Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như Hà, vẫn có cơ hội để bày tỏ tình cảm với bố mẹ. Có nhiều bạn trẻ đã mất đi người thân, không còn cơ hội để trao gửi yêu thương hay cảm nhận những khoảnh khắc tuyệt vời bên gia đình, khi nhận ra điều đó cũng đã muộn màng. Nhận thấy tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người, các bạn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế đã lấy gia đình là chủ đề của chương trình Halloween 2021. 

Halloween là một chương trình diễn ra hàng năm của khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bắt đầu tổ chức từ năm 2005, đây chính là sân chơi năng động, gắn kết các bạn sinh viên với nhau. Với một loạt sự kiện đồng hành hấp dẫn và đêm đại nhạc hội sôi động, chương trình thu hút được đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ. 

 Đêm đại nhạc hội Halloween 2020 với không khí ma mị thu hút nhiều bạn trẻ

Với sự trở lại ở tuổi 17, Halloween 2021 mang tên Lamentar - Sự ân hận. Ban tổ chức mong muốn gửi gắm đến các bạn trẻ thông điệp: Chúng ta có thể có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có duy nhất một nơi để trở về, đó chính là gia đình. Hãy biết trân trọng từng phút giây được bên cạnh những người thân yêu để không phải hối tiếc tìm về những khoảnh khắc chỉ còn trong tiềm thức.

Ảnh 5. Chương trình Halloween 2021: Lamentar truyền tải thông điệp về gia đình

Halloween trường Báo 2021 là chương trình đặc biệt nhất trong những năm qua vì sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Dù có những đổi mới nhưng Ban Tổ chức hứa hẹn chương trình vẫn sẽ mang tới không khí sôi động như các mùa Halloween trước.

Thu Trang

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top