Hà Nội phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ BHYT giai đoạn 2026-2030

Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội có ít nhất 70% người cao tuổi (NCT) có nhu cầu và khả năng có việc làm, 100% NCT có thẻ BHYT và được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời.

Ảnh minh họa.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT đến năm 2030 trên địa bàn thành phố. Kế hoạch đặt ra mục tiêu, trong giai đoạn 2022-2025 có ít nhất 50% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề. Hộ gia đình có NCT có nhu cầu và điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Giai đoạn 2026-2030 có ít nhất 70% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp...

Giai đoạn 2022-2025, TP. Hà Nội có trên 80% NCT có thẻ BHYT; khoảng 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% NCT khi ốm đau, dịch bệnh được KCB và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Giai đoạn 2026-2030 có 100% NCT có thẻ BHYT; khoảng 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.

TP. Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu giai đoạn 2022-2025 có 100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát; 100% NCT thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định.

Để tạo sinh kế cho NCT, TP. Hà Nội thực hiện hỗ trợ việc làm, hướng nghiệp đối với những người còn sức lao động. Đồng thời, hỗ trợ thí điểm mô hình khởi nghiệp phù hợp với NCT; hỗ trợ thí điểm mô hình sinh kế đối với gia đình có NCT, ưu tiên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập... Đồng thời, nghiên cứu các chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT có hoàn cảnh khó khăn, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội theo khả năng, ngân sách của thành phố.

Nhằm tăng cường sức khỏe cho NCT, TP. Hà Nội sẽ thực hiện trợ giúp y tế như: Triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe NCT ở trạm y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm NCT từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên. TP. Hà Nội phát triển Khoa Lão khoa tại các BVĐK tuyến thành phố; phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà và cộng đồng.

Một giải pháp quan trọng sẽ được TP. Hà Nội thực hiện là phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCT; trợ giúp NCT tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, công cụ, tài liệu hỗ trợ NCT sử dụng CNTT và truyền thông, truyền nghề, sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT...

Trong thời gian qua, nhiều quận, huyện tại Hà Nội đã biết phát huy vai trò của NCT trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Trên cơ sở rà soát danh sách nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của tổ dân phố và chính quyền cơ sở, cơ quan BHXH đã động viên, khuyến khích một số cán bộ hưu trí, có uy tín trên địa bàn tham gia tuyên truyền về BHXH, BHYT. Tại một số hội nghị tuyên truyền, những cán bộ hưu trí đã giới thiệu kinh nghiệm bản thân, kể những câu chuyện cụ thể, những tình huống đời thường sinh động; qua đó giúp người dân hiểu rõ lương hưu và thẻ BHYT là chỗ dựa giúp NCT ổn định cuộc sống và được chăm sóc sức khỏe khi tuổi già sức yếu.

 Hải Hưng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top