Hà Nội: Lễ hội thiết kế sáng tạo 2022 gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống hiện đại
14:38 14/11/2022
- Văn hóa xã hội
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức Triển lãm Trưng bày giới thiệu sản phẩm thiết kế sáng tạo; Triển lãm Không gian thiết kế bền vững và Tọa đàm Kinh nghiệm thiết kế phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tại sự kiện.
Lễ hội do Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) tổ chức, dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm và sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc UN-HABITAT và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft).
Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Năm 1999, Hà Nội được UNESCO công nhận danh hiệu Thành phố vì Hòa bình. Năm 2019, Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực Thiết kế, góp phần định vị thương hiệu cho Hà Nội phát triển.
Trong những năm qua, TP.Hà Nội đã duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng thiết thực, hiệu quả; đồng thời tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại, ngoại giao văn hóa, giao lưu hợp tác với các thành phố, Thủ đô các nước; các thành phố là thành viên Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO và là thành viên tích cực trong liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lễ hội cũng có những hoạt động sáng tạo về hội họa, hoạt động vui chơi dành cho các em nhỏ.
Tiếp nối thành công của Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo năm 2021, lễ hội năm nay đặt trọng tâm vào chủ đề "Thiết kế và Công nghệ", với quy mô sự kiện và không gian được mở rộng. Tại sự kiện có gần 50 hoạt động như triển lãm, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang nhiều yếu tố sáng tạo, tương tác, trải nghiệm, có tính giáo dục.
Lễ hội có sự tham gia của hơn 50 nghệ sỹ triển lãm, sắp đặt, trưng bày; hơn 300 nghệ sỹ biểu diễn; hơn 50 đơn vị, tổ chức, nhóm sáng tạo; hơn 30 diễn giả và hàng triệu lượt người dân Hà Nội và khách du lịch trong nước, quốc tế cùng tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không khí Lễ hội…
Không gian trưng bày tại triển lãm tại phố đi bộ Hồ Gươm.
Các sự kiện diễn ra tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố, tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm, gồm: Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (22 Hàng Buồm), Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ), Nhà triển lãm (45 Tràng Tiền), Trung tâm Thông tin triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng) toàn bộ không gian phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Trong dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng phong phú sẽ diễn ra tại các không gian khác như Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt (Bát Tràng, huyện Gia Lâm), khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức), phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), Không gian nghệ thuật Mơ Art Space, một số không gian sáng tạo văn hóa khác trên địa bàn Thành phố.
PV
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Giải pháp ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa tấn công mạng (01:29 13/11/2024)
- Fashion Show "Cội nguồn tinh hoa hội tụ": Sự giao thoa đầy sáng tạo kể câu chuyện thời trang Việt (10:09 12/11/2024)
- Culture in you, hướng đến bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (06:14 03/11/2024)
- Lời nhắn mong manh (01:40 03/11/2024)
- Hoa tình yêu (11:20 21/10/2024)