Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Giới thiệu sách “Hai lần vượt Trường Sơn” của nhà báo, chiến sĩ, thương binh Kim Toàn

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), Hội Nhà báo Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng tổ chức giới thiệu cuốn sách “Hai lần vượt Trường Sơn” của nhà báo, chiến sĩ, thương binh Kim Toàn, nguyên phóng viên Báo Giải Phóng (cơ quan của Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam), nguyên Tổng Biên tập Báo Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng.

Làm báo từ năm 20 tuổi, là phóng viên Báo Giải Phóng, có 9 năm chiến đấu cả bằng cả vũ khí và ngòi bút ở chiến trường miền Nam, nay ở tuổi 84, nhà báo, chiến sĩ, thương binh Kim Toàn vẫn miệt mài với nghề viết và vừa ra mắt cuốn sách “Hai lần vượt Trường Sơn” (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2023). Sách dày 448 trang, gồm 3 phần. Phần một: “Thăm thẳm Trường Sơn” tái hiện lại cuộc hành quân vượt Trường Sơn lần thứ nhất vào mùa Xuân năm 1965. Phần hai:“Thênh thang Trường Sơn” ghi lại ký ức về cuộc hành quân vượt Trường Sơn lần thứ hai vào mùa Xuân năm 1974. Phần thứ ba là tập hợp những tình cảm chân thành dành cho nhà báo Kim Toàn và các đồng nghiệp tại chiến trường gồm những bài viết của đồng đội, đồng nghiệp gắn bó với nhà báo Kim Toàn suốt thời gian làm chiến sĩ và nhà báo trong chiến trường cũng như sau này.

Hai lần vượt Trường Sơn cũng là sự tái hiện một cách chi tiết hành trình của tác giả, một người lính, người chiến sĩ cầm bút của Báo Giải Phóng (cơ quan của Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam) với bút danh Cao Kim, cùng những đồng đội của mình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là cuốn sách thứ tư mà nhà báo Kim Toàn cho ra mắt trong một thời gian ngắn. Trước đó, từ năm 2017 đến 2020, với bút danh Cao Kim, tác giả cho ra mắt bạn đọc 3 đầu sách: “Cánh chim nhỏ giữa sào huyệt địch”, “Làm báo ở chiến trường - chuyện những người trong cuộc”, “Viết trong lửa đạn” (cùng do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản). 

Trong những cuốn sách này, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận như được chứng kiến những câu chuyện của mình và đồng đội bằng những chi tiết  sống động với những người thật, việc thật, cụ thể …Đó là, cơ quan Báo Giải Phóng từng làm lễ truy điệu cho phóng viên Cao Kim vào năm 1968, khi một liệt sĩ hy sinh ở mặt trận phía Tây Nam Sài Gòn mà trong người mang theo giấy sinh hoạt Đảng mang tên Cao Kim. Sau này, khi Cao Kim trở về, đơn vị mới vỡ lẽ người được truy điệu là một cán bộ Đảng, đã nhận giấy tờ của Cao Kim nhưng chưa kịp lưu trữ thì đã hy sinh… Và tác giả đã phác họa rất  sinh động những tấm gương sáng trong làng báo Việt Nam. Đó là nữ nhà báo Thụy Nga (Bảy Vân), phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn (trong bài Nữ nhà báo vượt biển về Nam); là nhà báo Hồng Châu (tức Thép Mới), Tổng Biên tập Báo Giải Phóng là tấm gương hy sinh anh dũng của nhà báo Trương Thị Mai (trong bài Chuyện người đi mãi không về)...

Tại chương trình, cùng với các hoạt động giao lưu thơ, nhạc, các nhà báo, văn nghệ sĩ chúc mừng, chia sẻ những góc nhìn, cảm nhận về tác giả và cuốn sách “Hai lần vượt Trường Sơn”, giúp mọi người hiểu thêm về thắng lợi lịch sử của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mỹ xâm lược, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, trong đó có sự cống hiến, hy sinh của các nhà báo cách mạng.

 Nhà báo Kim Toàn và lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội đã gửi tặng 100 cuốn  Hai lần vượt Trường Sơn” cho cán bộ, chiến sĩ_Ảnh: PV.

Nhân dịp ra mắt sách, nhà báo Kim Toàn và lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội đã gửi tặng 100 cuốn “Hai lần vượt Trường Sơn cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa.

Trọng Nhân

 

 

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top