Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Giải pháp khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La thích ứng an toàn với dịch Covid-19

Nằm ở trung tâm của vùng núi Tây Bắc Việt Nam, Sơn La là tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển nhiều loại hình du lịch. Với chiến lược phát triển bền vững của “ngành công nghiệp không khói”. Ngành Du lịch Sơn La đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025 về tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2030, du lịch Sơn La thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhìn lại chặng đường những năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Sơn La cho thấy tỉnh đã nỗ lực xây dựng các phương án phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo nên những chuyển biến tích cực của du lịch Sơn La xây dựng hình ảnh du lịch Sơn La trong bản đồ Du lịch của Việt Nam.
Diễn đàn: Du lịch Sơn La

Khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La  thích ứng an toàn với dịch Covid-19

Du lịch là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam - miền hoa ban trắng giữa đại ngàn Tây Bắc, bên dòng Sông Đà, Sông Mã thơ mộng. Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống hòa đồng đoàn kết, có nền văn hóa đậm đà bản sắc, nhiều lễ nghi, lễ hội, nghề truyền thống đã và đang được bảo tồn và phát huy; ẩm thực dân tộc phong phú, hấp dẫn.

Sơn La có Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với khí hậu trong lành mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, quy hoạch trên địa bàn hai huyện Vân Hồ và Mộc Châu với diện tích khoảng 1.500 ha gồm 3 trọng điểm du lịch: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu; Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; Biển hồ Thủy điện Sơn La có diện tích 43.760 km2 với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo thành một quần thể sinh thái có giá trị lớn về du lịch. Miền đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XV (2020-2025) xác định phát triển du lịch là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng Đề án phát triển Du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trước yêu cầu đòi hỏi phát triển du lịch Sơn La trong những năm tới, với mục tiêu phấn đấu đưa du lịch Sơn La trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn vùng Tây Bắc, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập quốc tế. Phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch.

Nhận thức rõ vị trí vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều chủ trương cần thiết và quan trọng dành cho lĩnh vực này. Tỉnh đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân làm du lịch trong việc triển khai phát triển du lịch của tỉnh.

Có thể nói, trong những năm qua, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế trên địa bàn tỉnh Sơn La không ngừng tăng lên; thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng; hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư; công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch, giới thiệu về quê hương, đất nước và con người Sơn La được chú trọng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện; thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao. Tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, tạo liên kết khai thác phát triển các tour du lịch, tuyến du lịch lịch sử, văn hóa trong vùng. Bước đầu xây dựng được các sản phẩm du lịch trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh như: Du lịch cộng đồng, du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm...

Trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh Sơn La đã chủ động ban hành và triển khai kế hoạch kích cầu du lịch nội địa và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, trong đó kích cầu những sản phẩm du lịch liên kết giữa Sơn La với các địa phương và đã nhận được sự ủng hộ tích cực.

Toàn cảnh hội nghị

Diễn đàn bàn giải pháp khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến Du lịch Sơn La. Nhiều đơn vị lữ hành, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, các khách sạn phải đóng cửa, doanh thu từ du lịch bị giảm sút nhiều, gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của tỉnh. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 94 về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những giải pháp cụ thể. Theo đó, Sơn La phấn đấu trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn vùng Tây Bắc; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập quốc tế; phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch.

Sáng ngày 28/12, Tổng Cục Du lịch Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức Tọa đàm Giải pháp khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn với dịch Covid-19). Đây là diễn đàn để các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương lắng nghe các ý kiến góp ý, chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành Du lịch, nhằm góp phần nâng cao toàn diện chất lượng và hiệu quả của du lịch Sơn La. Đây cũng là dịp để kích cầu các hoạt động du lịch tỉnh Sơn La theo đúng định hướng của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam về các giải pháp để khôi phục ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Sơn La nói riêng trong bối cảnh "bình thường mới", thích ứng an toàn với dịch Covid -19.

Hội nghị “Bàn giải pháp khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn với dịch Covid-19” đã được đón 120 đại biểu chính thức đến từ Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tổng cục Du lịch, đoàn FAM, Công ty cổ phần Quỹ đầu tư thế giới; các đơn vị truyền thông trung ương và địa phương, CLB lữ hành Unesco Hà Nội; Hiệp hội Du lịch tỉnh; đại diện Thường trực UBND huyện, các phòng ban huyện Quỳnh Nhai; đại diện 8 điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt những thảo luận bàn về “Giải pháp liên kết tour du lịch từ vùng xanh lên Sơn La an toàn”, “Giải pháp cải thiện môi trường phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường”, “Cam kết nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Sơn La”, “Phương án xử lý khi có F0 trong chuyến du lịch giữa Nhà nước – doanh nghiệp và khách du lịch”.

 Bà Tráng Thị Xuân, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị

 Bà Tráng Thị Xuân – Phó chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La

“Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc nằm bên dòng Sông Đà, Sông Mã thơ mộng. Sơn La được ví là miền hoa ban trắng giữa đại ngàn Tây Bắc, có 12 dân tộc anh em chung sống hòa đồng, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực hấp dẫn. Sơn La có Mộc Châu được quy hoạch phát triển thành Khu du lịch quốc gia với diện tích 1.500ha, khí hậu trong lành mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng với Biển hồ Thủy điện Sơn La rộng 43.760 km2 với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo thành một quần thể sinh thái có giá trị lớn về du lịch...Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XV (2020-2025) xác định phát triển du lịch là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng Đề án phát triển Du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trước yêu cầu đòi hỏi phát triển du lịch Sơn La trong những năm tới, với mục tiêu phấn đấu đưa du lịch Sơn La trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn vùng Tây Bắc, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập quốc tế. Phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh”.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.

“Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá Hội nghị bàn giải pháp thích ứng an toàn với dịch COVID-19 nhằm phục hồi, phát triển du lịch Sơn La được tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm, đồng hành của Lãnh đạo Tỉnh đối với lĩnh vực du lịch. Triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, Bộ VHTTDL đã ban hành Chương trình số 4698/BVHTTDL-TCDL ngày 16/12/2021 phát động du lịch nội địa với chủ đề “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”. Chương trình xác định 2 mục tiêu cơ bản gồm: (1) Phục hồi hoạt động du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP và triển khai Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL, góp phần từng bước phục hồi ngành Du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân và (2) Giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn”.

 Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị

 Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La

“Sơn Là có rất nhiều điểm du lịch, có khu du lịch lòng hồ, có khu du lịch bản làng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp…Tỉnh cũng đã có ý tưởng phát triển khu du lịch lòng hồ Sông Đà, Nhưu vịnh Vinh Phuong trở thành một khu du lịch cao cấp. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch sinh thái, Du lịch văn hoá, du lịch tâm linh…Tỉnh đã có đề xuất với Tổng cục Du lịch để phát triển xây dựng thuỷ điện vùng lòng hồ Sơn La thành khu du lịch Quốc gia, Việc liên kết phát triển sẽ được triển khai bằng các hoạt động cụ thể, như tổ chức các đoàn farm đi khảo sát, đánh giá các sản phẩm du lịch. Hai là liên kết trong tuyên truyền quảng bá để phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, liên kết để chuyển đổi số, ứng dụng du lịch thông minh, trong đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư để phát huy các tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch”. Tôi kỳ vọng hình ảnh điểm đến, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, các cơ quan thông tấn báo chí sẽ là cầu nối để quảng bá du lịch Sơn La. Hiện tỉnh đã đang kêu gọi đầu tư ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XV (2020-2025) xác định phát triển du lịch là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng Đề án phát triển Du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.”Tôi đánh giá cao và kỳ vọng, một phương tiện truyền thông và hiệu quả nhất vừa thu hút đầu tư và giới thiệu khách đến với Sơn La”.

Ông Lò Thanh Thuỷ – Phó chủ tịch UBND Huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La

“Được ví như "vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc, khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai (một phần của hồ thủy điện Sơn La) có nhiều tiềm năng để thu hút du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình. Hiện nay, chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở rộng đầu tư để khu du lịch Quỳnh Nhai trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Sơn La nói chung và là điểm sáng của du lịch vùng Tây Bắc, đồng thời tạo thêm sản phẩm du lịch mới mang tính kết nối giữa Sơn La và Hà Nội.

Quỳnh Nhai từ khi thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động, với diện tích lòng hồ rất lớn, lên đến hơn 10.000ha, đây là một tiềm năng lợi thế cho Quỳnh Nhai phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Huyện cũng đã có nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, vừa qua có nhiều đơn vị hoạt động trên địa bàn rất tốt, với lợi thế trong thời gian tới, thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Quỳnh Nhai. Hiện nay đối với huyện một trong những khó khăn là việc quy hoạch tổng thế có tầm nhìn cho khu du lịch lòng hồ, huyện mong muốn Sở ban nghành của tỉnh và Tổng cục Du lịch tư vấn hỗ trợ cho huyện trở thành khu du lịch du lịch Quốc gia.”

Ông Lê Diệp Thanh Tùng – Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận – Giám đốc Cty Du lịch Sài Gòn Hòn Ngọc. (Ninh Thuận)

“Sơn La là vùng xanh của Việt Nam, chắc chắn du khách sẽ hướng về nơi nay, đặc biệt nơi đây có khí hậu trong lành mát vẻ, văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Để thu hút được du khách đến với Sơn La, thì Sơn La sẽ phát triển thêm những dịch vụ lưu trú, các khu vui chơi giải trí gần các khu ven hồ”. Trong bối cảnh dịch bênh, tỉnh cần có kế hoạch và tiêu chí cụ thể đảm bảo an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hưởng ứng, xây dựng các chương trình, gói kích cầu du lịch, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cung cấp thông tin, thông báo đầy đủ về điều kiện sẵn sàng đón khách”

Chị Nguyễn Thị Hà My – Salas Manager Top Travel (Hà Nội)

“Lòng Hồ Quỳnh Nhai có nhiềm tiềm năng để khai thác, như món ăn, điểm du lịch đẹp để thu hút được khách, đặc biệt nơi đây, bà con dân tộc vẫn giữ được nét văn hoá dân tộc, đây sẽ là điểm nhấn để du khách đến với Quỳnh Nhai. Tuy nhiên do đường xá từ HN đến với Sơn La còn quá xa và còn nhiều khó khăn khi đi lại, tỉnh cần có kế hoạch mở những tuyến Du lịch kết nối với các tỉnh tây bắc và Hà Nội.” 

Ông Là Văn Phong, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Quỳnh Nhai - Quỳnh Nhai Travel (Sơn La)

“Quỳnh Nhai Travel mới được thành lập 5 năm, mặc dù còn non trẻ, nơi đây sẽ có nhiều điểm hấp dẫn, đặc biệt vịnh Vinh Phong còn hoang sơ, mới đi vào khai thác được 2 năm. Sức chứa mỗi ngay đón được 100 đến 150 khách, với nhiều hình thức trải nghiệm với văn hoá ẩm thực. Trong tương lai dự kiến hình thành khu lưu trú và khu du lịch mạo hiểm, chèo thuyền, trải nghiệm các…, Du khách đến với vịnh Uy Phong để tận hưởng những món ăn được chế biến từ cá lòng hồ Sông Đà.  Toàn bộ mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai rộng 10.520 ha và diện tích mặt đất bao quanh lòng hồ, bao gồm cả các đảo, bán đảo nằm trên lòng hồ từ xã Pá Ma Pha Khinh đến xã Mường Chiên. Trong đó, phạm vi đề xuất đầu tư là diện tích mặt nước khoảng 3.000 ha và diện tích mặt đất khoảng 500 ha. nơi hội tụ những cái đẹp nhất của một vùng vịnh cần có đó là xinh đẹp, hoang sơ và yên bình. Một điểm đến mà thiên nhiên thực sự ưu ái , một nơi mà chắc chắn bạn sẽ phải hối tiếc nếu như không đặt chân đến du lịch một lần trong đời để chiêm ngưỡng tuyệt tác của thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Vinh Uy Phong là một địa điểm du lịch nổi bật của huyện Quỳnh Nhai mà bất cứ du khách nào tới đây cũng không thể bỏ qua nó. Vịnh không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên, mà nó còn khiến du khách thích thú bởi sự vắng vẻ của cuộc sống nơi đây.”

Nhằm tham vấn định hướng của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong hiến kế các giải pháp để khôi phục ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Sơn La nói riêng trong bối cảnh "bình thường mới", thích ứng an toàn với dịch Covid -19. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt; bản sắc văn hóa dân tộc hấp dẫn đến đông đảo du khách trong và quốc tế, qua đó thu hút du khách đến Sơn La nhiều hơn, số ngày lưu trú lâu hơn và thúc đẩy chi tiêu du lịch nhiều hơn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân các dân tộc Sơn La, chuẩn bị cho kế hoạch phục hồi du lịch Sơn La trong thời gian tới.

Với mong muốn được trao đổi, chia sẻ và kết nối phát triển, tại hội nghị ngày hôm nay, tỉnh Sơn La sẽ cùng với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các đồng chí đại diện cho Hiệp hội, Doanh nghiệp Du lịch của Trung ương; Lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các khu du lịch, điểm du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan truyền thông thảo luận, trao đổi những vấn đề cần thiết để bàn giải pháp khôi phục, kích cầu du lịch Sơn La trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn với dịch Covid-19, từ đó tỉnh Sơn La sẽ xây dựng các kế hoạch, phương án, nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế”, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Du lịch Việt Nam ./.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

 

 Thế Anh, Tuấn Anh, Tuấn Phí

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.