Lâm Đồng: Giải pháp bao phủ bảo hiểm xã hội ở “vùng trũng”

Lâm Đồng hiện đang là “vùng trũng” của cả nước với tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội so với số người trong độ tuổi đóng bảo hiểm chỉ đạt gần 16%, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 30%. Để khắc phục tình trạng này, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024; trong đó, chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đến hết tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh có 99.570 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (như vậy cứ 100 người trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ có 16 người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc); 16.012 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 16% (trong khi tỷ lệ bình quân của cả nước là 39%).

Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân của tình trạng này là do Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rộng thứ 7 cả nước, trong khi dân số lại đứng thứ 28, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống người dân còn khó khăn, thu nhập chính của đại bộ phận dân cư xuất phát từ nông nghiệp. Đa phần người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người làm nghề tự do, nông dân, việc làm không ổn định, thu nhập thấp lại không thường xuyên… dẫn đến tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội đạt thấp. Ngoài ra còn do truyền thông chính sách chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Nhiều người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông nên khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến...

Cán bộ Bảo hiểm xã hội và chính quyền địa phương tuyên truyền, tư vấn cho người dân tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương tham gia BHYT hộ gia đình_Ảnh:  Dương Ngọc

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng đã triển khai những cách làm hay, đạt hiệu quả bước đầu như: Phối hợp với các xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện văn hóa xã; ký hợp đồng với già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng tộc, chức sắc tôn giáo… vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội với hình thức đến dự họp nghe tuyên truyền phổ biến. Từ đó, thu hút nhiều người dân đến nghe tuyên truyền vận động.

Để khắc phục tình trạng này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng sẽ tham mưu cho cấp ủy đưa chỉ tiêu người tham gia bảo hiểm xã hội vào nghị quyết các cấp để chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện; đổi mới công tác truyền thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tượng; giải quyết kịp thời quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai tốt ứng dụng xác thực sinh trắc dựa trên thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VnelD và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết…

Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh khắc phục tình trạng “vùng trũng” của cả nước về tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể là quan tâm tích cực hơn nữa trong thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia thường trú tại địa phương; thành lập đoàn giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại các địa phương trên địa bàn.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top