Đường sắt Việt Nam ‘phản pháo’ báo chí đưa tin mất nửa doanh thu

“Tiêu chí hạch toán doanh thu 2 năm 2014 và 2015 tại công ty mẹ không giống nhau nên không thể lấy doanh thu năm 2014 là kỳ gốc để so sánh với năm 2015”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định.

Xung quanh việc gần đây, trên một số trang báo điện tử có đăng tải một số bài viết xoay quanh việc sụt giảm doanh thu của Tổng công ty ĐSVN. Theo thông tin từ một số báo, năm 2015, toàn ngành đường sắt chỉ vận chuyển được tổng cộng 11,2 triệu lượt khách, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

Cùng với đó, số liệu được các báo dẫn giải từ báo cáo tài chính năm 2015 của ngành Đường sắt Việt Nam cho thấy, trong năm 2015, doanh thu của đơn vị này bất ngờ sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.658 tỷ đồng, tương ứng mức giảm hơn 50%.

Theo các báo, kết quả này khiến lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh 60% xuống còn 355 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận năm 2015 vẫn cao hơn so với năm trước do Tổng công ty cắt giảm mạnh chi phí quản lý.

Trước phản ánh của báo chí, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa chính thức lên tiếng phản hồi về những thông tin trên. Theo đơn vị này, những con số và bình luận được nêu trong bài viết được tác giả căn cứ trên báo cáo tài chính năm 2015 của Tổng công ty ĐSVN được đăng tải công khai trên website của ngành đường sắt.

Tuy nhiên, điều đáng nói là những con số thống kê năm 2015 có nhiều sự thay đổi khác biệt so với năm 2014 là do năm 2015 ngành Đường sắt đã thực hiện việc tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tổ chức (thực hiện thoái vốn, CPH doanh nghiệp…), vì vậy, sự so sánh và bình luận trong các bài viết là chưa chính xác, gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Theo Tổng công ty ĐSVN, đơn vị này là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con Tổng công ty ĐSVN, được chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức thực hiện tái cơ cấu toàn ngành Đường sắt, trong đó đã thu gọn đầu mối 4 Công ty (2 công ty vận tải hành khách, 1 Công ty vận tải hàng hóa và 1 chi nhánh sức kéo hạch toán phụ thuộc) thành 2 công ty vận tải hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn nhà nước từ 1/1/2015.

Theo Tổng công ty ĐSVN, doanh thu của đơn vị này gồm doanh thu của Công ty mẹ và doanh thu của các công ty con.

Căn cứ quy định của Luật kế toán, Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất: Năm 2014 doanh thu của Công ty mẹ bao gồm doanh thu của 2 Công ty Vận tải (bao gồm doanh thu vận tải hành khách và doanh thu vận tải hàng hóa) và doanh thu hoạt động tài chính (cổ tức thu từ các công ty con…) và thu nhập khác được Tổng hợp vào báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty mẹ.

Năm 2015 do thay đổi tổ chức, 2 Công ty Vận tải chuyển thành 2 Công ty TNHH MTV hạch toán độc lập, doanh thu của 2 đơn vị này không tổng hợp vào doanh thu của công ty mẹ và được hợp nhất vào doanh thu hợp nhất của Tổng công ty, doanh thu năm 2015 của Công ty mẹ bao gồm doanh thu cho 2 Công ty Vận tải thuê dịch vụ điều hành giao thông vận tải, cho thuê kết cấu hạ tầng ĐS, doanh thu tài chính và thu nhập khác.

“Như vậy, tiêu chí hạch toán doanh thu 2 năm 2014 và 2015 tại công ty mẹ  không giống nhau nên không thể lấy doanh thu năm 2014 là  kỳ gốc để so sánh với năm 2015”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nêu rõ.

Theo Tổng công ty ĐSVN, doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty bao gồm doanh thu của Công ty mẹ và doanh thu của các công ty con,  năm 2014 đạt: 8.048 tỷ, năm 2015 đạt: 7.358 tỷ bằng 91,42%.

“Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch này là do trong năm 2015 có một số công ty đã thoái vốn không còn chi phối nên không tổng hợp doanh thu của đơn vị đó vào doanh thu hợp nhất của Tổng công ty”, Tổng công ty ĐSVN cho biết.

Nguồn: Infonet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top