Dừng dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là "đúng lúc và cần thiết"

22:10 10/11/2016 - Quốc hội khóa XV
Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ việc dừng dự án điện hạt nhân trong cuộc họp vào chiều ngày 10/11 vừa qua.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh. Ảnh: Võ Hải

Chiều 10/11, Quốc hội họp riêng nghe Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trình bày dự thảo nghị quyết về việc dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và hầu hết các đại biểu đều nhất trí và tán thành với quan điểm nên dừng xây dựng dự án điện hạt nhân và cho rằng nên dừng ở thời điểm này là "đúng lúc và cần thiết".

Ông Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, tính khả thi của dự án điện hạt nhân đến nay không còn, bởi theo kế hoạch xây dựng trước đây giá điện chỉ khoảng 4,9 cent/kWh, nay đã tăng lên trên 8 cent/kWh.

Bên cạnh đó, nếu dự án triển khai chậm thì có thể đội thêm vốn. Nhưng vấn đề quan trọng hơn chính là việc giải quyết chất thải hạt nhân khi triển khai dự án là một vấn đề cần phải bàn luận, nhất là sau sự cố môi trường nghiêm trọng thời gian qua.

"Nợ công của chúng ta đã sát trần cho phép, nếu tiếp tục đầu tư một dự án lớn thì nguy cơ tăng cao hơn nữa. Dừng lúc này còn hơn triển khai rồi mới dừng", ông Tịnh bày tỏ quan điểm.

Khi đặt ra vấn đề nếu dựng dự án điện thì nguồn nhân lực được cử đi đào tạo phục vụ cho dự án giải quyết như thế nào, ông Tịnh cho biết, nhân lực chất lượng cao lúc nào cũng cần. Để tránh lãnh phí thì trước mắt một số nhà máy điện, tổng công ty phát điện có thể sử dụng nguồn nhân lực này.

Dẫn chứng về việc dừng dự án điện hạt nhân, ông Tịnh cho biết thêm trên thế giới đã có nhiều quốc gia như Nam Phi tính toán dừng các dự án điện hạt nhân khi khâu chuẩn bị gần hoàn tất; hoặc Đức lên kế hoạch bỏ nhiều nhà máy điện hạt nhân vì vấn đề an ninh, xử lý chất thải…

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top