Dự án Phát triển báo chí Việt Nam ra mắt hai cuốn sách về báo chí

Sáng 18/11, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông phối hợp với Dự án Phát triển báo chí Việt Nam, giai đoạn 2020 – 2022 tổ chức Lễ ra mắt hai cuốn sách: "Hướng dẫn sử dụng tin tức - Tin vào đâu trong một thế giới tràn ngập tin giả" của tác giả Alan Rusbridger và cuốn sách "Nhà báo toàn cầu" của tác giả David Randall.

Tiến sĩ Đinh Đức Thiện, Hiệu trưởng Trường đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông phát biểu tại lễ ra mắt.

Tham dự lễ ra mắt có đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT và phóng viên các cơ quan báo đài tại Hà Nội.

Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024” là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng theo hình thức xã hội hóa với sự đồng hành xuyên suốt của Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk trong suốt 5 năm triển khai.

Cuốn sách “Hướng dẫn sử dụng tin tức – Tin vào đâu trong một thế giới tràn ngập tin giả” như một cuốn cẩm nang chỉ dẫn dành cho người dùng về cách nắm bắt thông tin, phân biệt sự thật và hư cấu, khiến những người nắm trong tay thông tin, quyền lực... phải có trách nhiệm về thông tin. Từ trí tuệ nhân tạo đến robot, từ khủng hoảng khí hậu đến tin tức giả mạo, từ “mồi câu view” đến “chiêu bài gây sự”, tác giả luôn đặt người đọc trong một sự thôi thúc suy nghĩ và đặt câu hỏi - một câu hỏi mang tính sống còn: “Tin vào điều gì?”.

Đối với cuốn “Nhà báo toàn cầu”, đây là cuốn sách giáo khoa hàng đầu thế giới trong lĩnh vực báo chí, được dịch sang hàng chục ngôn ngữ - một hướng dẫn chi tiết và xác đáng về “tính phổ quát” trong các thao tác thực hành báo chí và thái độ làm việc cần có của một nhà báo chuyên nghiệp hay dù bạn chỉ là một thực tập sinh.

Tác giả cuốn sách nhấn mạnh rằng nền báo chí chất lượng không chỉ hướng đến những mục đích chung, nó còn phải trao quyền cho các nhà báo thông qua việc giúp họ trang bị một loạt các kỹ năng để chủ động ứng biến trong giai đoạn mà quyền sở hữu, công nghệ thông tin không ngừng thay đổi. Cuốn sách này thách thức nhiều quan điểm cố cựu; đồng thời đưa ra một thông điệp dứt khoát: báo chí không có chỗ cho sự cẩu thả và mù mờ.

Hai cuốn sách được ra mắt trong buổi Lễ là những tài liệu nghề nghiệp hữu ích, trực tiếp phục vụ cho công việc của các nhà quản lý, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên - những người hàng ngày hàng giờ tham gia vào hoạt động báo chí. Mục đích là đáp ứng nhu cầu xã hội về một nền truyền thông tốt hơn nữa - hiện đại trong công nghệ - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đảm bảo trung thực trong nội dung chuyển tải.

Tiến sĩ Đinh Đức Thiện, Hiệu trưởng Trường đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông cho rằng, Dự án phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024, hiện thực hóa sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm hỗ trợ sự phát triển của Báo chí cách mạng Việt Nam từng bước hòa nhập vào dòng chảy vào thế giới đến nay dự án đã bước sang năm thứ hai thực hiện

Hai cuốn sách được ra mắt trong buổi Lễ ngày hôm nay là những tài liệu nghề nghiệp hữu ích, trực tiếp phục vụ cho công việc của các nhà quản lý, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, những người hàng ngày hàng giờ tham gia vào hoạt động báo chí. Mục đích là đáp ứng nhu cầu xã hội về một nền truyền thông tốt hơn nữa, hiện đại trong công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đảm bảo trung thực trong nội dung chuyển tải.

Trong vai trò đơn vị trực tiếp quản lý dự án để đảm bảo tính chuyên nghiệp hiệu quả, nhà trường đã lên kế hoạch tổng thể và phối hợp chặt chẽ với Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điển tử cũng như với đơn vị đồng hành trong suốt quá trình triển khai dự án là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. 

Với sự hợp tác của các đơn vị quản lý, Tiến sĩ Đinh Đức Thiện mong rằng hai cuốn sách ra mắt năm nay cũng như tổng thể dự án sẽ đạt được sự lan tỏa lớn trong ngành báo chí nước nhà.

Trong gần 3 năm thực hiện dự án, từ năm 2020 đến 2022, với sự đồng hành của Vinamilk, dự án đã tổ chức thành công hơn 20 hoạt động bao gồm tổ chức các khóa tập huấn, các diễn đàn, hội thảo về công nghệ, báo chí, xuất bản 6 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí… tiếp cận được đến với gần hơn 10.000 lượt các nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên báo chí trên cả nước

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top