Khởi nghiệp từ sâm “Quốc bảo Việt Nam” (Bài 1)

Sâm Ngọc Linh Việt Nam được coi là thứ “quốc bảo” không thua kém gì sâm Triều Tiên. Trong khi nghệ thuật gỗ lũa Việt Nam rất phát triển ở khu vực Á Đông. Việc kết hợp hai sản phẩm này làm kinh doanh là ý tưởng hết sức sáng tạo hiện nay. Trong chuyến công tác tại Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi có dịp thăm cơ sở sản xuất của doanh nhân Nguyễn Văn Hà. Ở tuổi 9x đời đầu, ít ai biết rằng vợ chồng anh sau gần 15 năm kinh doanh đã có cơ ngơi đáng mơ ước.
Doanh nhân trẻ xứ Quỳnh vươn lên từ sâm “Quốc bảo” và gỗ lũa:

Quốc lộ 1 qua huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Vươn lên từ vùng quê nghèo trọng chữ

Quỳnh Lưu nơi địa đầu của xứ Nghệ vốn có truyền thống hiếu học bao đời nay. Có phải vậy mà dân Quỳnh Lưu có truyền thống hiếu học, học giỏi, đỗ cao, làm quan to hoặc rất giỏi làm kinh tế. Thời phong kiến - thực dân, nhiều gia đình nghèo phải đi mò cua, bắt ốc nhưng vẫn cố gắng cho con theo đòi nghiên bút. Dân gian còn lưu truyền câu chuyện của ông Hồ Sĩ Dương, nhà ông có bữa ăn rau dưa, có nhiều bữa nhịn nhưng vẫn bấm chí học hành. Ông đỗ đầu khoa thi Hương (1651), đỗ đầu khoa Đông Các (1659), trở thành một trong 2 người Việt Nam đỗ lưỡng quốc trạng nguyên (người còn lại là Mạc Đĩnh Chi).

Hữu xạ tự nhiên hương, các dòng họ tại Nghệ An trải bao thế hệ đã đóng góp cho đất Việt nhiều danh tướng, công thần, doanh nhân ưu tú. Ở quê hương xứ Quỳnh, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy những ngôi nhà thờ tổ khang trang, những con đường trải bê tông với điện đường trường trạm đầy đủ, màu xanh của cây cối và hoa cỏ rộn khắp nơi. Huyện Quỳnh Lưu chính là huyện điểm của tỉnh Nghệ An khi ngày 20/5/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 624/QĐ-TTg công nhận huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Chính sự giàu mạnh của quê hương Quỳnh Lưu đến từ đóng góp không nhỏ của đội ngũ doanh nhân huyện Quỳnh Lưu - những người đang không ngừng học tập, làm kinh tế hàng ngày, hàng giờ giúp quê hương đổi thay.

Hiếu học, khổ học, sáng dạ, thông minh là những đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của người dân quê hương như doanh nhân Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1991) ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu. Lớn lên trong một gia đình thuần nông, doanh nhân Nguyễn Văn Hà là con cả trong ba anh chị em ruột. Cha của anh Hà là một nghệ nhân điêu khắc gỗ lũa có tiếng trong vùng. Tuy nhiên, ông luôn rất khiêm tốn trong công việc giáo dục các con vươn lên trong cuộc sống. 

Những ngày gian khó hay những ngày mưa lũ ngày xưa luôn hiện rõ trong trí nhớ của doanh nhân Nguyễn Văn Hà. Những ngày mót khoai, mót lạc, mót sắt vụn thi thoảng ùa về trên khuôn mặt doanh nhân có khuôn mặt phúc hậu, đôi kính cận thông minh và bộ râu quanh miệng - đích xác của một nghệ nhân điêu khắc có tay nghề, chính là doanh nhân Nguyễn Văn Hà.

Đoàn phóng viên về thăm xưởng gỗ lũa của gia đình doanh nhân Nguyễn Văn Hà

Bước vào trường Kiến trúc

Khi còn đi học, mỗi khi nhìn thấy các anh chị đi học từ Hà Nội về, doanh nhân Nguyễn Văn Hà  cứ mong ngóng mình lớn thật mau, ra trường, có việc, một thế giới mới, một tương lai đẹp sẽ mở ra. Anh Hà đã nhớ những ngày đầu nhập học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội (khóa 2009-2014), phải  rời quê hương tươi đẹp đến một thành phố xa lạ là thủ đô Hà Nội, đông đúc, náo nhiệt, nhiều điều mới lạ. Những lo lắng, chen lẫn sự phấn khởi thơ dại khi lần đầu xa mẹ, khi lần đầu sắp xếp mọi thứ tại khu trọ ở làng Triều Khúc. Anh Hà đã nhớ khu trọ lúc nào cũng rộn ràng âm thanh, từ tiếng nói lao xao, từ tiếng nhạc thoảng thoảng từ phòng ai đó, những âm thanh loảng xoảng của tiếng nồi niêu va vào nhau khi nấu ăn. Rồi những buổi tụ tập liên hoan cả xóm ăn uống, hò hét, hợp tác xã, rất bình dân mà hết mình. 

Còn về lớp học ở trường Kiến Trúc của doanh nhân Nguyễn Văn Hà là nơi tề tựu của những người bạn từ nhiều miền của đất nước. Từ giọng nói, văn hóa, cách nói chuyện đều không giống những gì anh vẫn bắt gặp trước đây. Thời sinh viên mở ra cho doanh nhân Hà một quyết tâm làm kinh doanh. Khi anh quyết định khởi nghiệp với những bình rượu ngâm sâm Ngọc Linh đầu tiên. Một bình rượu bán có lãi, anh quyết định tăng thêm số lượng, cho đến lúc căn phòng trọ 15m2 của anh là 4 bức tường đầy bình sâm quý giá “quốc bảo Việt Nam”.

Sâm Ngọc Linh –“quốc bảo Việt Nam” đang được doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Hà nâng tầm chất và lượng

Chính từ những bình sâm này, cho đến năm thứ ba Đại học, doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Hà đã tự túc hoàn toàn các chi phí sinh viên và để dành với bạn gái Hồ Thị Hoa (sau này là vợ) rất nhiều vốn liếng. Năm 2015, anh chị quyết định cưới nhau và đến năm 2017, khi mới 26 tuổi, cặp vợ chồng doanh nhân trẻ xứ Quỳnh này đã có thể tự túc mua nhà trên thủ đô Hà Nội. Và có một sự nghiệp ổn định đáng ước mong so với biết bao cặp vợ chồng trẻ xa quê.

Chính sự nhạy bén với sản phẩm sâm Ngọc Linh đã giúp vợ chồng doanh nhân Nguyễn Văn Hà quyết định mở công ty sâm Ngọc Linh Hoàng Huy. Doanh nhân Nguyễn Văn Hà không quản ngại đi Nam về Bắc đến với miền núi rừng Kon Tum, lên tận đỉnh Ngọc Linh để mua về những cây “quốc bảo”, sau đó cho ngâm vào những bình rượu ngon, cộng với tài điêu khắc có tiếng, anh còn biết cách chế tác, sắp xếp những củ to, nhỏ ghép lại tạo thành những tác phẩm cây sâm cổ thụ trong bình rượu. Chính việc sưu tầm được nhiều củ sâm có dáng đẹp - lạ mắt đã giúp những bình rượu quý của Công ty tăng giá trị vượt bậc, giúp doanh số tăng không ngừng. Có thời điểm doanh số sâm của Công ty chiếm 50% thị trường sâm Ngọc Linh cả nước.

Rõ ràng những cách sáng tạo trong kinh doanh này của doanh nhân Nguyễn Văn Hà đã giúp sâm Ngọc Linh “quốc bảo Việt Nam” trở nên ngày càng nổi tiếng, dần làm “đối trọng” với sản phẩm sâm Triều Tiên nước bạn phía Đông Bắc châu Á.

Tuấn Hữu - Tuấn Hoàng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top