Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020, họ là ai?

Tổng cục Thuế vừa công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (V1000) trong năm 2020.

Theo đó, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng V1000 năm 2020 là 145.934 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lần công bố này là năm thứ 5 liên tiếp, Tổng cục Thuế xây dựng danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất.

Theo danh sách của Tổng cục Thuế công bố, đứng đầu V1000 là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên...

Tổng cục Thuế vừa công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (V1000) trong năm 2020.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết,  căn cứ số liệu nộp thuế trên hệ thống thông tin quản lý, Tổng cục Thuế đã thực hiện tổng hợp dữ liệu các doanh nghiệp nằm trong danh sách bảng xếp hạng theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Theo đó, doanh nghiệp lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập. Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, số nộp tính cho doanh nghiệp bao gồm số nộp của trụ sở chính và số nộp của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty, thì công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn, tổng công ty đều là một doanh nghiệp độc lập trong danh sách xếp hạng. Tổng cục Thuế xác định danh sách V1000 trên cơ sở mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước hàng năm của doanh nghiệp, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế nên danh sách V1000 năm 2020 không nhằm mục đính tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế.

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm, thì tùy vào mức độ vẫn bị xử lý theo đúng quy định. Bảng xếp hạng năm 2020 có 300 doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2019 bị loại ra. Đây là những doanh nghiệp đã bị sáp nhập hoặc chuyển đổi mô hình tổ chức (từ hạch toán độc lập sang phụ thuộc). Một số trường hợp khác, dù có số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết toán năm 2020 lớn, nhưng doanh nghiệp lại thực hiện nộp trong năm 2021.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như số thuế năm 2019 lớn do doanh nghiệp nộp cho cả thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước chưa nộp, đến năm 2020 số thuế trở lại bình thường; doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đặc thù (xây dựng, bất động sản...) do tác động của dịch COVID-19 nên giảm doanh thu.

Qua 5 năm thực hiện công khai V1000 (2016-2020), có 423 doanh nghiệp 5 năm liên tiếp lọt vào danh sách V1000; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 180 doanh nghiệp với số nộp thuế TNDN chiếm 32,91% tổng số nộp thuế TNDN năm 2020 của 423 doanh nghiệp; tiếp đến là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (60 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 30,6%); thông tin và truyền thông (8 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 10,71%); kinh doanh bất động sản (35 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 6,6%); bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (39 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 5,68%); các ngành nghề khác là 101 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 13,5%. 

Nếu tính theo địa bàn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tương ứng là 109 doanh nghiệp, nộp thuế chiếm 43,26% và 134 doanh nghiệp với số nộp thuế chiếm 29,81%.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top