Diễn tập phòng thủ tấn công trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngành tài chính, ngân hàng là luôn là một trong số các lĩnh vực hứng chịu nhiều nhất những vụ tấn công của tin tặc. Đồng thời, bất kỳ hệ thống thông tin nào cũng có thể tồn tại những điểm yếu, lỗ hổng bảo mật. Đây là "miếng mồi ngon" cho các đối tượng tấn công mạng.

Hacker đang đẩy mạnh tấn công vào lĩnh vực tài chính_Ảnh minh họa Internet.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NSCS) thuộc Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết, trong khuôn khổ sự kiện Smart Banking 2022 (Ngân hàng thông minh 2022) diễn ra ngày 11/10 tới sẽ có chương trình "Diễn tập phòng thủ chủ động - DF Cyber Defense 2022".

Đây là hoạt động nhằm tăng cường khả năng phối hợp, trau dồi kỹ năng, giảm thiểu thời gian xử lý và phản ứng với các cuộc tấn công được trang bị kỹ thuật, chiến thuật mới, nâng cao năng lực về an toàn, an ninh mạng của đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin trong các tổ chức tài chính, ngân hàng. Chương trình Diễn tập phòng thủ chủ động - DF Cyber Defense do Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) phối hợp với, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn IEC tổ chức. Ban tổ chức cho biết, đến nay, chương trình diễn tập đã nhận được thông tin đăng ký của hơn 50 tổ chức ngân hàng, tài chính lớn tại Việt Nam. Khoảng 200 chuyên gia an toàn, an ninh mạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ tham dự.

Thời gian qua, ngân hàng và các tổ chức tài chính đã và đang tiến hành đổi mới công nghệ nhờ việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, giao dịch minh bạch và an toàn hơn, đẩy nhanh quá trình thiết lập ngân hàng số và tiến tới xây dựng một xã hội không dùng tiền mặt. Do đó, chương trình diễn tập nhằm ứng phó với các tình huống tấn công mạng được các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức hằng năm.

Trong buổi diễn tập, các chuyên gia tác chiến không gian mạng sẽ cùng tham gia vào một tình huống giả định được xây dựng như một mô hình hệ thống thông tin thu nhỏ của một tổ chức, doanh nghiệp tài chính. Các đội tham gia diễn tập thực chiến sẽ nhận được một tệp tin dạng logs của hệ thống máy chủ thư điện tử (email) và phải thực hiện tấn công vào bên trong hệ thống thông tin của tổ chức để tìm ra các điểm yếu bảo mật đang tồn tại trong hệ thống.

Tham dự DF Cyber Defense 2022 là dịp để các chuyên gia công nghệ trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm bảo mật, phòng chống tấn công mạng trong ngân hàng, tài chính. Đồng thời, các đội tham gia buổi diễn tập còn cơ hội nhận được những phần thưởng lớn với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng đến từ Ban tổ chức và các nhà tài trợ.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top