Điểm tựa vững chắc cho những người làm nghề

Chúng ta đang chứng kiến sự lớn mạnh khá toàn diện của lực lượng báo chí nước nhà, nhưng cũng nhìn thấy sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa các xu hướng làm báo, sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, kèm theo đó là những phát sinh mới nặng nề hơn do nhiệm vụ chính trị và cả những thách thức do cuộc cách mạng số mang lại. Chưa bao giờ công tác Hội của những người làm báo đòi hỏi phải đổi mới như lúc này.

Vinh danh các nhà báo đoạt giải B trong Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ 9 năm 2014 tổ chức tại Hà Nội. Ảnh:PV

Về đạo đức nghề nghiệp, hoạt động báo chí trong nước thời gian qua, bên cạnh những đóng góp có ý nghĩa quan trọng của báo chí và truyền thông cho quá trình phát triển, tôi thấy có nhiều điều đáng ngại. Bất cập lớn nhất là đưa thông tin sai sự thật hoặc thông tin thiếu nhân văn, sa đà giật gân, câu khách, đưa tin quá nhiều về tiêu cực, mặt trái của xã hội. Điều này liên quan đến đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của phóng viên. Một nhà báo có tác phẩm vi phạm đạo đức nghề nghiệp không những gây hậu quả nghiêm trọng đến xã hội mà còn khó có thể lấy lại được danh dự và uy tín của cơ quan báo chí, của nền báo chí cách mạng đối với công chúng xã hội.

Rất may, đó chỉ là những sai phạm cá biệt trong đội ngũ báo chí hùng hậu hơn 23.000 hội viên, nhà báo của chúng ta. Dưới mái nhà chung thân thiết của Hội Nhà báo Việt Nam, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, hoạt động của Hội Nhà báo các cấp có nhiều tiến bộ cả về nội dung và phương thức. Tổ chức Hội tiếp tục được kiện toàn, các hoạt động hướng mạnh về cơ sở, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực.

Sự gia tăng mạnh về số lượng hội viên và các tổ chức Hội trong cả nước những năm gần đây được xem là một trong những yếu tố khẳng định vị trí, vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam đã được nâng lên một bước mới và có sức hấp dẫn hơn.

Chưa khi nào các cấp Hội Nhà báo có một hành lang hoạt động, phát triển rõ ràng, thuận lợi như hiện nay. Đặc biệt, việc chúng ta có một Ban Chấp hành gồm những nhà báo tiêu biểu, có uy tín cao, tâm huyết với công tác hội, năng động, đầy tinh thần hướng đến cái mới đã tạo ra nền tảng để chúng ta tiến về phía trước. Nhiều nhà báo - hội viên mong muốn hoạt động của Hội cần khắc phục tính hình thức, quan tâm hơn nữa quyền được thông tin và bảo vệ quyền lợi chính đáng, chăm lo giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhà báo, hội viên. Việc Quốc hội vừa thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động của báo chí và của Hội.

Năm 2016 sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo trong tình hình mới. Biện pháp quan trọng hàng đầu được lãnh đạo Trung ương Hội xác định là nỗ lực nâng tầm của chính các cấp Hội và đội ngũ những người làm công tác Hội. Hội Nhà báo cần quan tâm làm tốt hơn nữa việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Coi đây là vấn đề hàng đầu mà các cơ quan báo chí, tổ chức Hội, hội viên nhà báo cần coi trọng khi tác nghiệp.

Thứ nữa, công tác đào tạo báo chí, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạo lại, đào tạo nâng cao cũng cần được đặc biệt quan tâm. Bởi muốn tăng tính nhân văn cũng như hàm lượng văn hóa của báo chí, quan trọng nhất là người làm báo phải có thái độ rõ ràng về các vấn đề phát triển và ổn định của đất nước, đặc biệt trong việc chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của báo chí thời gian tới, các nhà báo hội viên đang mong các cấp Hội phải trở thành điểm tựa vững chắc của những người làm nghề trong một bối cảnh báo chí đang có những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt. Chính vì vậy, một trong những trọng tâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội lần này là thảo luận tìm biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Hoạt động báo chí sẽ khởi sắc hơn cùng với chính sự khởi sắc của bản thân hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam./.

Nhà báo Mai Đức Lộc
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Tạp chí Người Làm báo số 386 - Tháng 4/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top