Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Để có thêm nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao

Tác phẩm báo chí hay phải có sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Đó là chia sẻ của các nhà báo tại buổi Tọa đàm “Làm thế nào để có tác phẩm báo chí chất lượng tốt tham dự Giải Báo chí Quốc gia” do Nhà Văn hoá, Ban Nghiệp vụ và Tạp chí Người Làm Báo phối hợp tổ chức ngày 13/7, tại Hà Nội.

Tọa đàm “Làm thế nào để có tác phẩm báo chí chất lượng tốt tham dự Giải Báo chí Quốc gia” tổ chức tại Hà Nội, ngày13/7/2016. Ảnh: PV

“Sức nóng”của đề tài Đề tài của những tác phẩm báo chí chất lượng phải là những đề tài “nóng” của cuộc sống. Cái “nóng” ở đây không chỉ là những vấn đề đang được dư luận quan tâm, bàn luận, mà còn là những vấn đề mang tính quốc gia, vận mệnh.

Theo nhiều đại biểu, một trong những giá trị được đánh giá cao của tác phẩm báo chí là tính mới của nội dung và sáng tạo trong hình thức thể hiện. Sau khi chọn được đề tài, định hướng nội dung cũng cần phải rất sắc bén, nắm bắt đúng tính thời sự để định hướng đi cho tác phẩm, làm sao để tác phẩm nói đúng suy nghĩ, tình cảm của dư luận cũng như có tác động cổ vũ xã hội tích cực.

Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay đưa ra 7 vấn đề trong phạm vi một tác phẩm báo chí chất lượng viết về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn. “Để luôn đi trước nửa bước, thì Toà báo cần phải chuẩn bị chu đáo 4- 5 bước tiếp theo (kỳ xuất bản, sự kiện tương tác), bởi trước các vấn đề hay, các báo khác cũng quan tâm khai thác và sẵn sàng vượt lên nếu mình bỏ lửng vấn đề. Bằng cách này, các tác giả và cơ quan báo chí có chuyên đề hay, đi trước, chấp nhận để cái tôi cá nhân, hay danh tiếng của mình xuống dưới mục tiêu cao hơn là hiệu quả của tương tác truyền thông đối với xã hội trong vấn đề mà chuỗi tác phẩm đang đề cập”, nhà báo Lưu Quang Định nhấn mạnh.

Năng lực sáng tạo của tác giả

Việc phát hiện đề tài hay, thời sự thì việc thể hiện vấn đề đó bằng cách nào? Cách thức triển khai ra sao? Tất cả những điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo của mỗi phóng viên, biên tập viên cũng như sự định hướng, chỉ đạo của Ban Biên tập.

Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để chọn lọc được thông tin cần thiết, phản ánh đúng, trúng và kịp thời những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm trong một “biển” thông tin xô bồ, hỗn loạn. Điều này đòi hỏi phóng viên phải không ngừng nỗ lực, học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Các đại biểu đều nhất trí rằng, để có được tác phẩm báo chí thật sự chất lượng, bản thân mỗi phóng viên, biên tập viên phải có sự nhanh nhạy, nắm bắt được đề tài, vấn đề thời sự nóng, đừng “tham” những đề tài “đao to, búa lớn”. Nhà báo phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, của cơ sở; chủ động, nhạy bén tìm ra những vấn đề mà xã hội quan tâm; sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước cũng như trong việc chống tham nhũng, tiêu cực và phản ánh mọi mặt của cuộc sống.

Thượng tá Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch LCH Nhà báo Báo QĐND cho rằng, với thể tài chính luận dù là một bài hay một vệt bài; dù là bài khẳng định hay bút chiến, hay phê phán đều được lập kế hoạch, thảo luận dân chủ với sự tham gia của tập thể. Đây là cách làm mới của Báo QĐND, nhằm phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ và sự sáng tạo của tập thể.

Bên cạnh đó, phóng viên phải từng bước bắt kịp với xu thế làm báo hiện đại, phản ánh nhiều khía cạnh, đi sâu giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề... Để làm được điều này, sự định hướng, chỉ đạo của Ban Biên tập đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp phóng viên có điều kiện tác nghiệp tốt nhất. Và khi Ban Biên tập nhận thấy việc có được tác phẩm báo chí chất lượng, đặc biệt là những tác phẩm đạt Giải Báo chí Quốc gia là trách nhiệm và tự hào thì chất lượng của mỗi tác phẩm mới được đầu tư và nâng cao hơn.

Nhà báo Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập Báo Điện tử PetroTimes:

Viết báo không phải là để tham dự giải?

Thứ nhất, khi viết báo, là thực hiện một nhiệm vụ mà tòa soạn giao, phóng viên phải hoàn thành, với trách nhiệm, tình cảm, và trí tuệ. Không có ai khi bắt tay vào viết một bài báo lại nghĩ rằng “viết để cuối năm dự thi”. Còn nghề viết báo, cũng giống như người đi câu... May ra thì vớ được con cá to! Vấn đề là, cứ phải chịu khó buông câu, phải biết cách làm mồi, phải biết chọn địa điểm, phải biết xem thời tiết... Có thể mất rất nhiều thời gian, mà chỉ câu được con cá bé; nhưng biết đâu, một ngày đẹp trời nào đó, lại câu được chú cá to.

Nghề viết báo là thế. Cứ cần mẫn đi, cần mẫn viết... bên cạnh rất nhiều bài báo làng nhàng, chẳng ai biết, thì có khi lại được bài được dư luận chú ý. Quan trọng là có chịu đi, chịu viết hay không mà thôi.

Thứ hai, Tổng Biên tập, chức vụ mình được giao chỉ là tờ giấy A4, cấp trên trao cho. Khi đã có người trao cho, thì cũng có nghĩa là sẽ đến lúc bị lấy lại. Cho nên, chức vụ có thể có hôm nay, nhưng biết đâu, ngày mai lại hết. Cho nên, phải cố mà viết để giữ lấy nghề... Nghề mình có được là của chính mình, chẳng ai cho cả.

Giải Báo chí Quốc gia là một giải danh giá và thực sự có ý nghĩa đối với nền báo chí Việt Nam. Tôi xin kiến nghị với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, vào kỳ trao giải sang năm, cần phải được tổ chức nghiêm cẩn, đặc biệt là với các tác giả nhận giải. Không thể để có những tác giả lên nhận giải ăn mặc lôm côm, thiếu nghiêm túc... Mà rất tiếc là trong đó có không ít nữ phóng viên.

NB Bạch Dương, Ban thanh thiếu niên VTV6 (Đài TH Việt Nam):

Mỗi tác phẩm như một “dự án xã hội”

Để có câu chuyện và chi tiết hay, quá trình tìm tòi đòi hỏi phóng viên, biên tập viên phải thâm nhập sâu vào thực tế, gặp gỡ các nhân vật, tìm kiếm sâu tài liệu, phân tích, tìm hiểu, tiếp xúc để khai thác được những chi tiết, câu chuyện đi vào lòng người nhất. Phải luôn tâm niệm những chi tiết, câu chuyện hay luôn tồn tại dù đề tài có cũ, miễn là chúng ta cố công tìm tòi và phát hiện.

Một trong những điểm mấu chốt là không đóng khung thể loại, đa dạng hóa hình thức thể hiện đặc biệt là đa dạng hóa những thể hiện của những đoạn thành phần cấu thành nên tác phẩm, những phóng sự, ca khúc... tham khảo hình thức thể hiện của những tác phẩm đi trước đặc biệt là của truyền hình quốc tế cũng là những sự gợi ý tốt.

Chương trình “Quạt cho phong trào lớn mạnh” - buổi giao lưu với những gương điển hình tiên tiến của phong trào thi đua yêu nước toàn quốc trong khuôn khổ Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IX năm 2015 vừa qua (Giải C Giải Báo chí Quốc gia 2015) là một ví dụ. Chương trình được lồng ghép giao lưu với hình thức tuyên dương, trao giải đã làm chương trình trở nên nhẹ nhàng và sinh động hơn hình thức giao lưu kiểu ngồi ghế bàn tròn thông thường. Dàn nhạc semi classis chơi nhạc nền sống cho chương trình mang đến sự mềm mại và nghệ thuật, trang trọng hơn cho một buổi giao lưu tầm vóc quốc gia.

Sự tham gia và tham vấn về hình thức thể hiện của tác phẩm từ những đạo diễn giỏi cũng như sự đóng góp ý tưởng thể hiện của nhiều bạn trẻ cũng mang lại những hình thức thể hiện mới cho những chương trình được quy về thể loại giao lưu, tọa đàm. Ban Thanh thiếu niên VTV6 đã tận dụng được nhiều ý tưởng của các bạn trẻ cho những chi tiết hay, những màn thể hiện ấn tượng trong các tác phẩm này.

Để có sự thành công, mỗi tác phẩm cần chú trọng khâu liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan để cùng hợp tác thực hiện chương trình. Cần phải coi mỗi tác phẩm như một dự án xã hội mà càng có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan liên quan thì chương trình càng có nhiều cơ hội thành công.

Mỗi tác phẩm tiến hành được coi như là một nhiệm vụ xã hội chung của nhiều cơ quan tâm huyết trong đó đơn vị truyền hình đóng vai trò chủ trì về nội dung và hình thức thể hiện, các đơn vị khác chung tay trên nhiều phương diện như đóng góp nội dung, phối hợp tổ chức, hỗ trợ nhân lực, vật lực./.

Thùy Dung, Lan Hương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top