Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, quản lý phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương

Chiều 05/10, tại TP. Vinh (Nghệ An), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm phong trào thi đua xây dựng mội trường văn hóa trong cơ quan báo chí và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam; tổng kết công tác quản lý hội viên là phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương.

Quang cảnh hội nghị

Chủ trì hội nghị có đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Thị Hà, Trưởng ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An.
Tham dự hội nghị có: đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các ban, đơn vị Hội Nhà báo Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các cấp hội nhà báo các tỉnh, thành, các cơ quan báo chí khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu khai mạc hội nghị

Thay mặt lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chào mừng và cảm ơn các vị đại biểu, các vị khách quý về dự hội nghị.

Sau hơn 01 năm phát động phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí”, từ hoạt động thực tiễn của mình, các cán bộ báo chí phải có tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng, tập trung thảo luận các vấn đề ý nghĩa thiết thực, góp phần thúc đẩy hoạt động báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn, nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế, chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội Nhà báo.

Đồng chí Vũ Thị Hà, Trưởng ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam trình bày báo cáo tại hội nghị

Tại hội nghị đồng chí Vũ Thị Hà, Trưởng ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí sau 01 năm phát động phong trào do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau thảo luận các kết quả đạt được và đề ra những hướng đi, cách làm hay để tiếp tục xây dựng và củng cố văn hóa trong cơ quan báo chí. Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo đã có không ít chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động; nhiều cơ quan báo chí đã xác định được vấn đề nổi cộm, cấp thiết để tập trung giải quyết như: kỷ luật, kỷ cương tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, kịp thời chấn chỉnh việc phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội của một số ít nhà báo.

Nhà báo Phạm Đoàn Anh Kiệt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên phát biểu tham luận

Ngay sau khi phong trào thi đua được triển khai, các cấp hội đã kịp thời cụ thể hóa, triển khai đến người làm báo, hội viên ở các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo. Nội dung phong trào thi đua phù hợp với tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ người làm báo, hội viên có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc, năng động, sẵn sàng cống hiến năng lực sáng tạo tác phẩm báo chí giàu chất văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng người làm báo có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó những khó khan xuất phát từ tình hình biến động thế giới, thiếu sự lãnh đạo định hướng hay chính do một số cơ quan của Hội chưa thực sự quan tâm đến phong trào.

Đồng chí Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị

Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí là rất thiết thực trong bối cảnh hiện nay. Đồng chí cũng đã đánh giá cao cách làm của 13 đơn vị tạp chí trong việc triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí; đồng thời, tin tưởng thời gian tới phong trào sẽ tiếp tục được lan tỏa và phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm báo chí.

Hội nghị cũng đã tổng kết công tác quản lý hội viên là phóng viên thường trú tại các địa phương sau 05 năm thực hiện Quyết định số 979/QĐ-HNBVN về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương, nhìn chung, các văn phòng đại diện, hội viên là phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương đã bám sát định hướng của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí địa phương, thực hiện tốt Luật Báo chí, tôn chỉ mục đích cơ quan báo chí; triển khai hiệu quả các nội dung tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin của đại đa số công chúng báo chí.

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh Võ Xuân Báu phát biểu tham luận

Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố đã làm thủ tục tiếp nhận 1.021 hội viên là phóng viên thường trú; chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền rà soát, nắm số lượng, danh sách trích ngang của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương. Hầu hết hội viên phóng viên thường trú đăng ký tham gia sinh hoạt tại Hội Nhà báo tỉnh, thành phố là lực lượng phóng viên nòng cốt của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn của Trung ương...
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Quyết định 979 về sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại địa phương của tổ chức Hội các cấp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Quyết định 979 đã triển khai được 5 năm song một số tổ chức Hội thực hiện chưa kịp thời; mang tính hình thức. Nguyên nhân là do nhiều Chi Hội nhà báo cơ quan báo chí trung ương chưa thực sự giới thiệu phóng viên thường trú với cơ quan địa phương, tinh thần gắn kết còn chưa cao và đội ngũ phóng viên còn hoạt động rải rác một số báo còn chưa có văn phòng đại diện.

Cùng với đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được sửa đổi, bổ sung gồm 10 Chương, 36 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI thông qua tại Hà Nội ngày 30 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực theo Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điềulệ Hội Nhà báo Việt Nam.

Khánh Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top