Đẩy mạnh công tác truyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội

Nghệ An:

Một buổi tuyên truyền về phòng chống tệ nạn ma túy và mại dâm do Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức tại huyện Anh Sơn, Nghệ An_Ảnh: PV

Thời gian qua, Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống mại dâm và xem đây là việc làm cần được duy trì thường xuyên. Kết quả này góp phần làm giảm đáng kể số lượng đối tượng mại dâm trên địa bàn.

Là nơi hội tụ, tiếp giáp và giao thương của ba vùng: miền Bắc vào, miền Nam ra và từ nước bạn Lào về nên Nghệ An là địa phương có nhiều diễn biến phức tạp về hoạt động mại dâm. Đối tượng bán dâm ngày càng được trẻ hóa, không nổi lên công khai thành điểm nóng, đường dây hoạt động chuyên nghiệp quy mô lớn, song hoạt động ngày càng tinh vi, biến tướng nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra và xử lý.

Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… là những địa phương có diễn biến phức tạp về tệ nạn mại dâm và đang có xu hướng phát triển về khu vực giáp ranh các huyện của Hà Tĩnh, Thanh Hóa và các khu công nghiệp, công trình lớn. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.375 cơ sở kinh doanh, dịch vụ có điều kiện về an toàn thực phẩm trong đó 138 cơ sở nghi có hoạt động mại dâm với 3.927 nhân viên phục vụ. Khoảng 200 người nghi có hoạt động bán dâm và 137/460 xã, phường thị trấn có tệ nạn mại dâm. Tính đến hết tháng 10/2022 Công an tỉnh và lực lượng chức năng đã đấu tranh bắt giữ 20 vụ và 53 đối tượng mại dâm. Đối tượng chủ yếu lợi dụng các hình thức dịch vụ nhà nghỉ, massegge để hoạt động mại dâm.

Xác định công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến giáo dục về phòng, chống mại dâm là khâu rất quan trọng nên ngay từ đầu năm khi đại dịch Covid-19 bắt đầu có xu hướng giảm, Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các địa phương tổ chức 11 đợt truyền thông phòng chống mại dâm cho các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và người dân 6 huyện, thành phố thị xã trọng điểm với hơn 2.200 lượt người tham gia. Qua đó giúp mọi người hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm. Nguy cơ, tác hại và hệ lụy của mại dâm đối với cộng đồng và xã hội. Có biện pháp phòng ngừa phù hợp và thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm. Tăng cường công tác thông tin về phòng ngừa mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang báo và hệ thống phát thanh – truyền hình các cấp tỉnh, huyện. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tiểu phẩm, phóng sự, bài viết và tổ chức các cuộc thi có chủ đề về phòng chống mại dâm. Chú trọng tuyên truyền nhiều ở khu vực miền núi, địa phương có nhiều người di cư để hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm.

Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương đã thể hiện được lợi thế về khả năng truyền thông, một trong số đó là huyện Diễn Châu. Xác định rõ đối tượng bán dâm là phụ nữ nên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình về phòng chống mại dâm. Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức, hiểu biết về HIV/AIDS trong cộng đồng. Gặp gỡ, tư vấn cụ thể, giúp đỡ người bán dâm tại cộng đồng, vận động họ tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ do Hội tổ chức để ngăn ngừa tái phạm. Giám sát họ trong quá trình học nghề, giải quyết việc làm. Giới thiệu các dịch vụ vay vốn, hỗ trợ việc làm, các địa chỉ tư vấn pháp lý, sức khỏe sinh sản để người bán dâm được tiếp cận và có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, không tái vi phạm. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên năm 2022 huyện Diễn Châu không có người bán dâm hay tái bán dâm trên địa bàn.

Cùng với việc làm tốt công tác truyền thông, Chi Cục PCTNXH tỉnh còn tổ chức lồng ghép nhiệm vụ phòng chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triện kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng chống ma túy, HIV/AIDS… Định hướng cho thời gian tới, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục PCTNXH tỉnh Nghệ An cho biết: Xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng chống mại dâm. Tăng thời lượng truyền thông về tình hình mại dâm, công tác phòng chống mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng các cấp tỉnh, huyện và xã. Đổi mới cách thức, nội dung truyền thông theo hướng sinh động để thu hút giới trẻ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội. Xây dựng các chương trình, tài liệu, công cụ truyền thông, tuyên truyền về phòng chống mại dâm phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương, cộng đồng. Chú trọng vào các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các cơ sở kinh doanh và khu công nghiệp.

Hồng Sơn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top