Dạy học thật, thi thật, cam kết chuẩn đầu ra

Năm học 2021 - 2022 tỉnh Nghệ An là địa phương đầu tiên triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm bảo đảm chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Đây cũng là đích đến mà Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đang hướng tới: dạy học thật, thi thật, cam kết chuẩn đầu ra.

Đổi mới để khẳng định vị thế

Từ Nghị quyết 02-NQ/ĐU, Sở GD&ĐT ngày 22/3/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tham mưu Tỉnh ủy Nghệ An ban hành nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến năm 2030. Theo đó, phát triển ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An với quy mô hợp lý: có đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất đạt chuẩn. Xây dựng môi trường giáo dục tốt, trường tiên tiến theo xu thế hội nhập. Phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chuẩn đầu ra của từng cấp học. Phát triển năng khiếu, sở trường, kỹ năng sống, kỹ năng toàn cầu, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của con người xứ Nghệ cho học sinh. Rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa các vùng, miền và chất lượng giáo dục, đào tạo dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, sắp xếp, sát nhập các trường có quy mô nhỏ, giảm điểm trường lẻ và lớp ghép.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý giáo dục_Ảnh: PV

Chuyển đổi 40 trường phổ thôngdân tộc bán trú tiểu học và 9 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS. Xây dựng 3 trường Mầm non, 9 trường phổ thông công lập tự chủ tài chính ở những vùng có điều kiện về TK-XH thuận lợi, 3 trường MN, 4 trường TH và 5 trường THCS theo xu thế hội nhập quốc tế. Bảo đảm đủ số lượng giáo viên mầm non trong đó 95% đạt chuẩn và 75% trên chuẩn. 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo trong đó 10% giáo viên TH, 25% giáo viên THCS đạt trên chuẩn. Có đủ phòng học, phòng học bộ môn, đồ dùng, thiệt bị dạy học và đồ chơi cho các cấp học. 50% số trường mầm non triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ và 30% với tin học. 100% học sinh phổ thông được học chương trình tăng cường tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, giá trị sống và kỹ năng toàn cầu.

Trên 80% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định. Đây là cơ sở để nâng cao vị thế và uy tín của tỉnh trong hệ thống giáo dục quốc gia và khu vực, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của Nghệ An. Đồng thời là cơ sở để phát triển nền giáo dục đi lên thực chất, nhanh và bền vững, bảo đảm tính logic khoa học, tạo bước đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tự đánh giá là hoạt động thường xuyên ở trường tiểu học Nghĩa Bình huyện Tân Kỳ (Nghệ An)_Ảnh: PV

Cam kết chuẩn đầu ra

Năm 2021 Nghệ An bắt đầu triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình này. GS,TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chia sẻ: “thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông sẽ khó khăn vì chưa có tiền lệ, không có mô hình để học tập. Nhưng trong bối cảnh hiện nay đây là yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng nên phải thực hiện bằng được”. Trong quá trình triển khai thực hiện, chất lượng của nhiều cơ sở giáo dục đã có chuyển biến tích cực, một trong số đó là trường tiểu học Nghĩa Bình, huyện miền núi Tân Kỳ.

Thông qua hoạt động tự đánh giá, nhà trường biết được hiệu quả công việc của cán bộ, giáo viên theo từng nhiệm vụ được phân công. Tự đánh giá qua khảo sát từ các hoạt động thực tế để thấy rõ thực trạng chất lượng giáo dục của trường, tạo tiền đề để các tổ chức đoàn thể, xã hội tham gia giám sát chất lượng và thúc đầy công tác xã hội hóa giáo dục. Theo thông tư số 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học Nghĩa Bình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức 2 và trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ đánh giá là đơn vị thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” nhiều năm liền.

Trong quá trình thực hiện mô hình, đảm bảo chất lượng bên trong do trường đảm nhận, bên ngoài do các cơ quan chức năng ngoài nhà trường thực hiện. Đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường là nhân tố quan trọng nhất, nhà trường chủ động tạo nên chất lượng. Ông Đào Công Lợi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: nội dung cốt lõi và then chốt để đảm bảo chất lượng là quá trình và quy trình xây dựng chuẩn đầu ra có yếu tố đảm bảo chất lượng cao hơn đó là dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước, phụ huynh, cựu học sinh…

Trong quá trình tổ chức theo dõi kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch để đạt được chuẩn đầu ra và có thể cao hơn. Các đơn vị sẽ công khai chuẩn đầu ra và kết quả đạt được trên website của trường, địa phương, tỉnh, tạo môi trường thi đua và cạnh tranh cao trong trường, giữa các nhà trường, các phòng GD&ĐT với nhau và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của phụ huynh, chính quyền địa phương, xã hội. Từ việc công bố chuẩn đầu ra, ký cam kết trách nhiệm giữa phụ huynh với giáo viên, giáo viên với hiệu trưởng, hiệu trưởng với trưởng phòng GD&ĐT… sẽ thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng của 3 trụ cột phát triển giáo dục là: nhà trường, gia đình và xã hội. 

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Nghệ An, sau 2 năm thực hiện chương trình, qua kiểm tra kết quả bước đầu cho thấy tất các các cơ sở giáo dục phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Từ sản phẩm đầu ra là chất lượng học sinh để đánh giá năng lực của giáo viên, công tác chỉ đạo, điều hành của ban giám hiệu, tổ chuyên môm nhà trường và cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là cơ sở tạo nên phong trào thi đua sôi nổi và cạnh tranh để nền giáo dục tỉnh nhà đi lên theo hướng phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Hồng Sơn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top