Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

​Dân mạng Na Uy nổi giận vì Facebook kiểm duyệt ảnh "Em bé napan"

Mạng Facebook tại Na Uy đang bị người dân nước này phản ứng dữ dội sau khi một nhà báo bị chặn truy cập vì đăng bức ảnh "Em bé napan".

Bức ảnh "Em bé napan" nổi tiếng của phóng viên AP Nick Ut

Theo Thelocal.no câu chuyện bắt đầu từ 2 tuần trước khi nhà văn, nhà báo Tom Egeland cho biết ông bị cấm truy cập Facebook vì vi phạm "các nguyên tắc cộng đồng" của mạng xã hội này.

Theo nhà báo Egeland, nội dung bị Facebook cho là vi phạm là bức ảnh chụp em bé Kim Phúc trần truồng bỏ chạy khỏi một vụ tấn công bằng bom Napan năm 1972 của phóng viên ảnh Nick Ut thuộc hãng tin AP từng đoạt giải Putlizer.

Vì trong ảnh, cô bé Kim Phúc 9 tuổi được chụp trong cảnh trần truồng nên Facebook đã xóa. Quyết định của mạng xã hội Facebook đã bị phản ứng gay gắt tại Na Uy.

Nhiều cư dân mạng Na Uy đã đăng lại tấm ảnh này trên trang của họ như một cách phản ứng lại với "sự kiểm duyệt ngớ ngẩn" với bức ảnh mà họ cho là đã ghi lại dấu ấn lịch sử quan trọng này.

Hội nhà báo Na Uy cũng đã vào cuộc, đăng lại tấm hình trên trang Facebook của họ, đồng thời kêu gọi các hãng thông tấn khác cũng làm như vậy. Tuy nhiên các bức ảnh tiếp tục bị Facebook xóa, kéo theo đó là cơn phẫn nộ của dư luận tiếp tục tăng.

Nhà báo Tom Egeland đăng lại trên Twitter hình ảnh tài khoản Facebook của anh bị chặn vì đăng bức ảnh "Em bé napan" không phù hợp tiêu chuẩn của Facebook vì là ảnh khỏa thân - Ảnh chụp lại từ màn hình

Báo Na Uy Dagsavisen đã tiếp cận tới một quỹ của bà Kim Phúc nay đã 53 tuổi để hỏi về quan điểm của bà liên quan tới sự việc.

Theo đó, người phát ngôn của quỹ này là bà Anne Bayin cho biết: "Bà Kim Phúc rất buồn vì những người đó chỉ tập trung vào chuyện trần truồng trong bức ảnh lịch sử thay vì thông điệp mạnh mẽ mà nó chuyển tải. Bà hoàn toàn ủng hộ hình ảnh tư liệu mà phóng viên Nick Ut đã ghi lại như một khoảnh khắc sự thật cho thấy nỗi kinh hoàng của chiến tranh và hậu quả của nó đối với những nạn nhân vô tội".

Ngày 5-9, báo Dagsavisen tiếp tục có một bài xã luận của biên tập viên Gunnar Stavrum phê phán cơ chế kiểm duyệt của Facebook.

Và khi ông Gunnar Stavrum chia sẻ đường link bài báo này cùng bức ảnh liên quan lên trang Facebook cá nhân, nó cũng đã bị xóa nốt. Không những thế, nhà báo Gunnar Stavrum còn bị mạng xã hội cấm truy cập trong 24 giờ đồng hồ.

Đây là lần đầu tiên một biên tập viên tin tức báo Na Uy bị cấm truy cập vào mạng xã hội Facebook, theo đó cuộc tranh cãi về sự việc tiếp tục bị đẩy cao.

Nhà báo Gunnar Stavrum sau đó viết trên trang web của ông: "Khi Facebook gỡ bỏ một bài xã luận của một tờ báo Na Uy, họ đã chứng tỏ với cộng đồng mạng về sự thiếu tôn trọng với tự do bình luận, không giống bất cứ điều gì tôi đã từng thấy".

Facebook từ chối trả lời các cơ quan truyền thông Na Uy về sự việc, nhưng vẫn tiếp tục xóa bỏ hình ảnh mà họ cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn cộng đồng của họ./.

Nguồn: TTO

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top