Đại biểu Quốc hội TP. HCM góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

12:23 17/10/2023 - Văn hóa xã hội
Ngày 16/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi). Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP. HCM Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, để hạn chế người lao động rút bảo hiểm một lần, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về lợi ích lâu dài của BHXH. Đồng thời, BHXH phải minh bạch nguồn tiền người lao động đóng vào, đảm bảo cho trượt giá, đầu tư sinh lời làm cho mức lương hưu tăng dần lên, đây là yếu tố giúp người dân yên tâm.

Bên cạnh đó, cần tính toán để có chính sách tín dụng hỗ trợ người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn vay mượn với lãi suất thấp. Từ đó giúp họ trang trải được cuộc sống tạm thời và không nghĩ đến việc rút BHXH một lần. Ngoài ra, cần có chính sách tăng quyền lợi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, giảm dần số năm đóng tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhiều cơ hội để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động …

Về xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM Ung Thị Xuân Hương đề nghị, quy định cấm xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 3 tháng trở lên. Đồng thời, bổ sung khởi kiện là “Người lao động” và “tổ chức công đoàn”. Vì đây là những chủ thể có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, khi phát hiện hành vi vi phạm họ kịp thời khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, kiến nghị xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm là “Người lao động” và “tổ chức công đoàn” vì người lao động, tổ chức công đoàn khi phát hiện người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm hoặc bất cứ ai khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật.

Góp ý về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, Luật sư Trương Thị Hòa đề nghị BHXH tự nguyện cũng giống như BHXH bắt buộc có đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản để thực hiện vấn đề sức khỏe và vấn đề giới đối với phụ nữ mang thai.

Đối với chi phí quản lý BHXH, Luật sư Trương Thị Hoà cho rằng, mức chi phí quản lý BHXH được tính trên cơ sở số phần trăm của dự toán thu, chi BHXH và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội” vì hợp lý và có cơ sở phần trăm của dự toán thu, chi BHXH. Đồng thời, đề nghị luật này có hiệu lực sớm hơn kể từ ngày 31/12/2024 vì cần phát huy vai trò của BHXH, tăng cường, khuyến khích phát triển BHXH thực hiện quyền bảo đảm an sinh của người dân theo Điều 34 Hiến pháp năm 2013.

Ngoài vấn đề về rút BHXH một lần, tại buổi góp ý, các đại biểu cũng nêu ý kiến về việc bổ sung trợ cấp thai sản 2 triệu đồng với người tham gia BHXH tự nguyện, quy định về diện người đóng BHXH bắt buộc, thẩm quyền khởi kiện vi phạm về BHXH…

Gia Linh

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top