Thảo luận về dự Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi)

23:02 31/10/2016 - Quốc hội khóa XV
Ý tưởng tổ chức một trung tâm hành chính tập trung cho cơ quan thường trú của các bộ ngành ở địa phương tiếp tục nhận được nhiều tranh luận tại Quốc hội về tính khả thi.

Thực tế việc sử dụng tài sản công, tài sản Nhà nước lãng phí được các đại biểu Quốc hội nêu khi thảo luận ở tổ về dự Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) sáng 31/10.  Nói về việc sử dụng trụ sở công, Phó bí thư thành uỷ TP HCM - Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay báo cáo thẩm tra đề nghị áp dụng mô hình trụ sở tập trung nhưng cũng có ý kiến nên quản lý như hiện nay. 

Cá nhân bà Tâm bày tỏ vừa đồng tình, vừa có ý kiến khác về vấn đề này, bởi quản lý tập trung hay trụ sở tập trung là khác nhau. Hiện có một số mô hình khu hành chính tập trung, nên phải có đánh giá tác động như thế nào từ thực tế. “Có ý kiến đề nghị giao một bộ làm đầu mối quản lý các trụ sở ở Trung ương, tôi chưa hình dung quản lý thế nào có “đẻ” thêm bộ máy hay không cũng cần làm rõ”, đại biểu Quyết Tâm nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư thành uỷ TP HCM nêu bất cập trong quản lý cơ sở 2 của bộ, ngành tại các tỉnh thành hiện nay. Ảnh: Giang Huy

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), dự luật đang quy định “nước đôi” về khu hành chính tập trung và trụ sở độc lập. Dẫn trường hợp khu hành chính tập trung trị giá 2.000 tỷ đồng của Đà Nẵng, đại biểu Quốc Khánh cho rằng, Đà Nẵng xây toà tháp rất hay, nhưng tới khi muốn bỏ lại nêu lý do “không đảm bảo kỹ thuật”. “Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm khi 2.000 tỷ đồng ngân sách đã bỏ ra xây trụ sở hoành tráng như vậy?”, bà đặt câu hỏi.

Từ thực tế này, vị nữ đại biểu Hà Nội bày tỏ, Chính phủ và các bộ ngành liên quan phải ngồi lại để xây dựng mô hình hành chính tập trung áp dụng chung cả nước. Ngoài ra, dự luật cũng cần “gia công” thêm theo hướng tăng trách nhiệm quản lý Nhà nước, bảo đảm tính thống nhất. “Công sở Nhà nước thì phải hướng đến cái chung, đồng bộ. Ở Malaysia, 8 bộ người ta tập trung ở tháp đôi, mình mỗi bộ một nơi”, bà nói.

Cũng theo quy định tại dự thảo, đơn vị sự nghiệp công lập được khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết…

Cho ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (đại biểu tỉnh Lai Châu) nhấn mạnh, tài sản Nhà nước rất lớn, nhưng việc sử dụng lại kém hiệu quả, lãng phí, chưa kể bị lợi dụng để kinh doanh mà không kiểm soát được.

“Nhiều tài sản của các cơ quan, từ Trung ương đến địa phương, rất nhiều nơi sử dụng đất đai, nhà cửa, thậm chí kể cả vỉa hè ở các thành phố lớn, nhưng tiền thu được vào đâu, vào ngân sách hay chui vào túi cá nhân”, Phó chủ tịch nói.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội, tài sản công nếu đem ra kinh doanh đều phải được kiểm soát ở các góc độ khác nhau. “Doanh nghiệp hạch toán kế toán, quản lý qua hệ thống thuế, các cơ quan sự nghiệp kinh doanh cũng thế. Nếu không, tài sản công lớn, khai thác rất mạnh, nhưng tiền không vào Nhà nước”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đại biểu Võ Văn Thưởng (Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) trao đổi cùng đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó bí thư Thành uỷ TP HCM) bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Giang Huy

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) thì cho rằng, phải quy định rõ những loại tài sản nào được chuyển nhượng theo nguyên tắc thị trường, do tài sản công không được tuỳ tiện bán, chuyển nhượng. Ông Nghĩa lấy ví dụ về việc cổ phần hoá khi định nghĩa không theo thị trường, tính vào vốn của doanh nghiệp. Nhưng khi cổ phần hoá xong thì tài sản đó được định giá theo thị trường và doanh nghiệp được lợi rất nhiều.

“Tài sản công mất rất nhiều qua cổ phần hoá. Nếu doanh nghiệp nào không có ưu đãi nhất định thì không chịu cổ phần hoá, cứ 'ngâm' hoài”, ông Nghĩa phân tích. 


T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top