Hệ sinh thái biển miền Trung có dấu hiệu hồi phục tích cực

Sáng 20/9, tại cuộc giao ban báo chí thường kỳ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố một số thông tin liên quan đến sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn phát biểu tại giao ban. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Theo đó, một số thông tin đã được 3 Bộ công bố với báo chí là vấn đề môi trường biển; việc khai thác và sử dụng hải sản tại vùng biển 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sau sự cố môi trường biển làm hải sản chết trong tháng 4/2016.

Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình quan trắc, đánh giá chất lượng nước biển, trầm tích và các hệ sinh thái trong thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 5/2016 trên phạm vi 8 tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Nam. Tháng 8/2016, tiếp tục thực hiện quan trắc bổ sung vị trí để kiểm tra lại mức độ ô nhiếm phenol trong môi trường nước biển tại một số khu vực.

Trên cơ sở điều tra, đánh giá mức độ, vi phạm ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đi đến kết luận về cơ bản hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. "Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10-MT: 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh", Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Để khẳng định thêm việc chất lượng môi trường nước biển đã đạt quy chuẩn đối với nuôi trồng hải sản và trả lời câu hỏi liệu ăn cá và hải sản trong thời gian này đã đủ an toàn? Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành triển khai lấy mẫu các loại hải sản, kiểm nghiệm độ an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, độc học, sức khoẻ tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Kết quả nghiên cứu, kiểm chứng tại các Phòng Kiểm nghiệm của trường Đại học Osaka (Nhật Bản) và Trung tâm các giải pháp của Singapore được biết đều trùng khớp, đồng nhất với các kết quả kiểm nghiệm hải sản với 2 Viện nghiên cứu của Việt Nam. Qua đó, có thể khẳng định, tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có Xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt; các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Từ kết luận trên, Bộ Y tế cho biết tất cả những loại hải sản sống tại tầng nổi và hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh ven biển miền Trung như: cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chỉ vàng, cá bò, cá cam,... đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân, để đảm bảo sức khoẻ thì không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối... vì chưa đảm bảo độ an toàn chất lượng. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân phân loại hải sản chưa đảm bảo chất lượng và chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo khai thác, sử dụng hải sản an toàn theo đúng hướng dẫn các Bộ đã ban hành trước đó.

Về vấn đề giám sát an toàn thực phẩm hải sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, công tác tổ chức giám sát được thực hiện tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ và lưu ý về các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở 4 tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. 

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra khuyến cao với ngư dân là chưa khai thác tại 3 khu vực biển: Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Sơn Trà (Thừa Thiên - Huế). Đồng thời, không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy... trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ tại vùng biển thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế./.

Thuỳ Dung

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top