Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Khởi động cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam – Ban tổ chức Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo Việt Nam mở rộng năm 2023 đã tổ chức họp báo thông tin về quá trình triển khai, những điểm mới của cuộc thi năm nay.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu_Ảnh: PV.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Nguyễn Đức Lợi cho biết: Cuộc thi đặt mục tiêu tạo đợt sinh hoạt văn hóa - tinh thần hào hứng, phấn khởi, đoàn kết tại các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam; Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2023); Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023).

Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng những năm qua đã trở thành một sự kiện văn hóa tinh thần đặc sắc của người làm báo cả nước. Phát huy tối đa tinh thần sáng tạo, tài năng của người làm báo, hội viên tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, thể hiện tài năng và bản sắc nghề nghiệp, tăng cường hiểu biết, thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, học hỏi và hỗ trợ nhau trong công việc,góp phần làm tăng chất lượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ người làm báo Việt Nam.

Theo thể lệ cuộc thi, đối tượng tham dự là các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí, các cấp hội, các đơn vị quản lý báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí; sinh viên ngành báo chí, phát thanh truyền hình tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Mỗi cấp Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên chi hội nhà báo chọn tối đa 3 tiết mục (riêng Hội Nhà báo TP.Hà Nội, Hội Nhà báo TP.Hồ Chí Minh chọn tối đa 5 tiết mục); mỗi Chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội chọn 1 tiết mục, trường hợp Chi hội có trên 50 hội viên có thể chọn tối đa 2 tiết mục. Tiết mục được quy định gồm: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp xướng.

Các tiết mục dự thi tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống hào hùng của dân tộc ta, trong đó có truyền thống hào hùng do đội ngũ những người làm báo cách mạng tạo dựng. Ban Tổ chức đặc biệt khuyến khích các tiết mục tự dàn dựng, đầu tư công phu, hát bè và múa minh họa các tiết mục sáng tác hưởng ứng cuộc vận động "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cùng các sáng tác có chủ đề về nghề báo và người làm báo.

Ban Giám khảo sẽ chọn 15 tiết mục tham dự vòng chung kết. Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng gồm: 1 giải Nhất: 35.000.000 đồng; 2 giải Nhì: 25.000.000 đồng/giải, 03 giải Ba: 20.000.000 đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 15.000.000 đồng/giải. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao các giải phụ, gồm: Giải tiết mục ấn tượng, dàn dựng công phu; Giải thí sinh được khán giả yêu thích; Giải giọng hát trẻ triển vọng; Giải đơn vị có nhiều tiết mục vào chung kết.

Đồng hành cùng chương trình là Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập Đoàn Mường Thanh và FPT Telecom, Học viên Golf TGA.

Điểm mới của cuộc thi năm nay là các thí sinh có tiết mục được chọn dự thi tại đêm Chung kết sẽ được mời tham dự huấn luyện tập trung tại Thủ đô Hà Nội vào thời điểm thích hợp ngay trước thời điểm diễn ra cuộc thi chung kết. Năm nay cũng xuất hiện cả những thí sinh là sinh viên báo chí, hy vọng điều này sẽ tạo nên nhiều sự mới mẻ cho cuộc thi.

Dự kiến, Chung kết Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023 diễn ra trung tuần tháng 3/2023 tại Hà Nội.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top