Cuộc thi ảnh và báo chí về PCCC: Nhiều câu chuyện "chạm đến trái tim"

04:21 05/10/2021 - Văn hóa xã hội
Cuộc thi ảnh và tác phẩm báo chí về chủ đề Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ lần thứ nhất đã thu hút một lượng lớn tác giả gửi bài dự thi, trong số đó có những tác phẩm gây xúc động người xem.

Nhiều tác phẩm cho thấy sự cống hiến, hy sinh, tinh thần dấn thân quả cảm của những chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ

Những tác phẩm tham dự cuộc thi ảnh và tác phẩm báo chí về chủ đề Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ đã "chạm đến trái tim" người xem. Đó là nhận xét của ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, trong lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra ngày 4/10.

Đại diện Ban Giám khảo, ông Hồ Quang Lợi đánh giá các tác phẩm dự thi có chất lượng rất tốt. Nhiều tác phẩm khiến ông xúc động, từ đó thấy được sự cống hiến, hy sinh, tinh thần dấn thân quả cảm của những chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.

"Cuộc thi cũng tôn vinh các nhà báo đã bám sát hiện trường, bám sát thực tiễn và đưa ra các tác phẩm có tính giáo dục, tính truyền thông rất sâu sắc về chủ đề này," ông Lợi chia sẻ thêm.

Cuộc thi do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ và báo điện tử Dân trí phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (4/10/1961-4/10/2021) và 20 năm Ngày toàn dân Phòng cháy, chữa cháy (4/10/2001-4/10/2021).

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ cho biết sau 3 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 1.379 tác phẩm ảnh; 278 tác phẩm báo chí (gồm báo viết, báo điện tử và báo hình).

“Khi nhìn vào những tác phẩm chụp được trong thực tiễn công việc của lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, người dân có thể thấy được sự khắc nghiệt của những đám cháy và những sự cố tai nạn. Từ đó, chúng tôi mong rằng người dân sẽ có ý thức, trách nhiệm và kiến thức, kỹ năng về Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ,” Đại tá Nguyễn Minh Khương cho biết.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông ghi nhận sự nhiệt huyết, dấn thân của các tác giả, bởi để có được những bài viết, thước phim, tấm ảnh ghi lại hoạt động của lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, các tác giả đã phải đi vào những nơi nguy hiểm, khó khăn để thực hiện tác phẩm của mình.

Tác phẩm trong chùm ảnh "Tiếp cận vụ cháy cầu cảng chữ T - Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang" của tác giả Huỳnh Văn Truyền (Đà Nẵng)

"Hình ảnh về những vụ chữa cháy rừng, cứu hộ ở thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), hay cứu nạn trên biển là những tư liệu rất đắt giá, giúp chúng ta hình dung sự cố cháy nổ và thiên tai vô cùng khắc nghiệt và cực kỳ nguy hiểm," Đại tá Nguyễn Minh Khương chia sẻ.

Kết quả sau nhiều vòng chấm, Ban giám khảo, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho bộ ảnh "Tiếp cận vụ cháy cầu cảng chữ T - Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang" của tác giả Huỳnh Văn Truyền (Đà Nẵng).

Hai tác phẩm ảnh đoạt giải Nhì là ảnh đơn mang tên "Tâm cuộc chiến" của tác giả Đỗ Tuấn Hùng (Bà Rịa-Vũng Tàu) và ảnh bộ mang tên "Giây phút giải cứu nghẹt thở thuyền viên trên tàu gặp nạn" của tác giả Nông Việt Linh (phóng viên ảnh Zing.vn).

Ở hạng mục tác phẩm báo chí, Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác phẩm báo hình mang tên "Sợi dây sinh tử" của Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Báo điện tử VnExpress sản xuất.

Tác phẩm báo hình "Giành giật sự sống" của tác giả Văn Nhất-Quang Huy (Phòng PX03, Công an tỉnh Khánh Hòa) và tác phẩm báo điện tử "Giữ cái còn trong cái mất" của tác giả Gia Khánh-Nguyễn Hưng-Trung Hiếu (Báo An Giang) đoạt giải Nhì.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top