Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cụ Rớ và làng chài cổ Hàm Ninh

Trong chuyến hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc, chúng tôi đã được gặp gỡ nhiều người dân bản địa, những người sinh sống lâu năm trên đảo. Nhiều câu chuyện, thông tin từ họ, giúp phóng viên NLB hiểu hơn về hòn đảo xinh đẹp này, trong đó không thể thiếu Làng chài cổ Hàm Ninh...
Khám phá đảo ngọc Phú Quốc:

Làng chài cổ Hàm Ninh có tự bao giờ rất ít người biết rõ, chỉ thấy rằng nơi đây có một ngôi làng với những căn nhà đơn sơ nép mình bên một bãi biển yên bình, tĩnh lặng nằm phía Đông đảo Phú Quốc. Chính vì sự bình yên của cửa biển nơi đây nên thích hợp cho việc neo đậu ghe thuyền, để rồi lâu ngày hình thành một khu dân cư. 

Trước đây, tàu thuyền vận chuyển hàng hóa giao thương từ đất liền ra đảo chủ yếu thông qua bến Hàm Ninh, nhưng kể từ có bến phà Thạnh Thới (Bãi Thơm) chở được cả ô tô trọng tải lớn thì lượng ghe bầu dùng để vận chuyển hàng qua đây giảm xuống.

Ngày nay, những du khách tìm đến làng chài cổ Hàm Ninh phần lớn là những người "sành đời", hoặc những người chịu khó tìm hiểu thông tin trước khi đặt chân đến Phú Quốc. Khi đến đây, du khách được ngắm ánh bình minh lúc trời mọc hay có thể chiêm ngưỡng ánh nhật nguyệt bồng bềnh trôi giữa ngàn khơi, và cùng thưởng thức những con ghẹ vừa được ngư dân bắt lên đem luộc, nóng hổi, màu đỏ tươi, chắc thịt, đem chấm muối tiêu chanh.

Ghẹ ở đây là đặc sản, có quanh năm, giá lại rẻ. Nơi đây được xem như là đầu mối hải sản phân phối đến các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn trên khắp đảo Phú Quốc.

Dân cư Làng chài cổ Hàm Ninh tập trung ven biển và kiếm sống bằng nghề bắt ngọc trai, hải sâm, đánh lưới,... đặc biệt là ghẹ.

Khi đến đây, du khách tưởng như đã mua được chiếc vé để cỗ máy thời gian đưa về lại một thời tuổi thơ. Những ngôi nhà tranh vách tre mộc mạc, vẻ hoang sơ thiếu thốn, những con người thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó, họ sống gắn bó với nhau,... một cảm giác hoài niệm.

Phần lớn du khách khi tới đây đều ấn tượng với lối sống giản dị đầy tình người của ngư dân làng chài cổ Hàm Ninh cùng cảnh vật hữu tình. Mỗi người một cảm nhận, một cảm xúc, riêng phóng viên Tạp chí Người Làm Báo xin mạn phép dừng lại bên một cụ bà đã ngoài 83.

Cụ Rớ

Đó là Cụ Rớ.

Cụ Rớ làm nghề mò hải sản để bán cho lại các ghe hoặc bán trực tiếp cho du khách khi đến đây thưởng thức hải sản.

Một tay bơi, một tay giữ dây có buộc chiếc can đã được khoét miệng dùng làm dụng cụ chứa những thành phẩm kiếm được, hai chân chân cụ vẫy vùng trong nước biển, rồi thỉnh thoảng ngụp lặn để mò tìm. Sản phẩm mò tìm được chủ yếu là những con sò huyết, ngao, trai, ...

Cứ liên tục như thế trong 3 ngày liền, cụ kiếm được khoảng 5-6 kg sò huyết đem bán. Mỗi kg sò thời giá hiện tại khoảng 30 ngàn đồng.

"Hoàn cảnh của Cụ tội lắm, phải nuôi một đứa con gái bị khùng. Năm nay, con khùng đã 58 tuổi nhưng chỉ biết ăn rồi ngồi cười" - A Hạt, một ngư dân đánh bắt ghẹ chia sẻ.

Với giọng miền Nam mộc mạc, cụ Rớ trò chuyện với chúng tôi: "Cụ từ Hà Tiên ra đây cũng hơn 27 năm rồi. Ở đất liền khổ quá nên ra đây kiếm sống, nhưng ra đây cũng không khá hơn, bởi vừa làm vừa chăm cho con khùng ở nhà. Năm nay Cụ đã ngoài 83 tuổi rồi mà còn phải đi mò ốc sò đem bán kiếm tiền nuôi con. Một ngày nào đó Cụ chết thì không biết nhỏ khùng mai đây sẽ như thế nào?...", thấy giọt lệ sau khóe mắt cụ muốn trào.

Biển nước mênh mông, con người bé nhỏ

Khách du lịch, nhà đầu tư - ngư dân làm chài - cụ Rớ không đơn giản là mối quan hệ giữa người mua, kẻ bán mà nơi họ còn xuất hiện một khoảng cách lệch pha vô hình khi mà xã hội đang trên đà phát triển thì khoảng cách đó dần bị kéo giãn ra./.

Bài và ảnh: Thái Sơn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top