Công dân sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip được đảm bảo an toàn thông tin

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến thông tin trong thẻ căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, tính bảo mật của thông tin của công dân, thẩm quyền khai thác, thu thập thông tin của công dân, thẩm quyền cấp, cấp đổi, đổi thẻ căn cước, về giấy chứng nhận căn cước...

Sáng 25/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp .

Việc đổi tên thẻ căn cước không làm phát sinh thủ tục, chi phí

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước, tên “Thẻ căn cước” và cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta; phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng chính phủ số, xã hội số.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới phát biểu.

Theo ông Lê Tấn Tới, việc sử dụng tên gọi “Thẻ căn cước” như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân. Việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên Luật Căn cước và tên “Thẻ căn cước” như Chính phủ trình.

Các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước; việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 bộ, ngành và 63 địa phương; việc kết nối, khai thác dữ liệu phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống; đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.

Bộ Công an bảo đảm an toàn, an ninh cho công dân sử dụng thẻ căn cước

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong muốn làm rõ hơn các quy định liên quan đến cơ sở dữ liệu, tính bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước - được xác định là cơ sở dữ liệu duy nhất của Nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm được quản lý giám sát bởi đội ngũ chuyên môn, về công nghệ thông tin, an ninh mạng. Do đó, việc truy xuất thông tin được thực hiện theo quy trình kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ, bảo đảm tính bảo mật và an toàn thông tin. 

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp ý kiến vào dự thảo.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cũng bày tỏ đồng tình với quy định sử dụng thẻ căn cước gắn chip được tích hợp thông tin nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và các giao dịch khác, không xung đột với các quy định chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên, không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước có liên quan với các giấy tờ đang quản lý trong điều kiện bảo đảm bảo và mật an toàn thông tin cho đối tượng có thẻ.

Liên quan đến việc sử dụng thẻ gắn chip song song với sử dụng mã QR, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị cân nhắc theo hướng chỉ sử dụng chip điện tử trên thẻ căn cước là đảm bảo các điều kiện sử dụng, khai thác thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự mà không nên tích hợp mã QR cùng chip điện tử trên thẻ căn cước.

Bày tỏ nhất trí với ý kiến của Đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về mã QR và chíp điện tử, đại biểu Vũ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định đề nghị Bộ Công an và Ban soạn thảo quan tâm tới vấn đề này. Đại biểu cho rằng đây là vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân. 

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim, mã QR rất dễ bị lộ thông tin cá nhân do đó đại biểu đề nghị không nên để mã QR trên thẻ căn cước. Đại biểu cũng nhất trí với tên Luật Căn cước như các đại biểu đã góp ý tại phiên họp.

Phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 5, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự thảo luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận.

Đối với vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip, Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân. Bộ Công an khẳng định sẽ đảm bảo an toàn, an ninh không để xảy ra tình trạng này.

Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu giải trình các vấn đề đại biểu nêu, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top