Công bố báo cáo môi trường quốc gia: Quản lý yếu kém, ô nhiễm gia tăng

Chiều 29/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ công bố báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, nhằm phác họa bức tranh môi trường Việt Nam với mối hiểm họa ô nhiễm trên các lĩnh vực như đất đai, nguồn nước, không khí, rác thải, biến đổi khí hậu và thiên tai.

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, việc công bố báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia trong 5 năm qua có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải các bon thấp, xanh và bền vững.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là, công tác bảo vệ môi trường tại hầu hết các địa phương trên cả nước vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập; môi trường vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, nhất là trong bối cảnh hạn hán, khô hạn và hoang mạc hóa do tác động cực đoan của thời tiết và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Diễn giải rõ hơn về những khoảng tối trong “bức tranh môi trường,” Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân thẳng thắn cho biết: Hiện nay, hoạt động khai thác khoảng sản ở nhiều địa phương còn thiếu sự quản lý chặt chẽ; một số nơi chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường trong khi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe đang làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, việc người dân sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đang khiến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng, thậm chí một số nơi rất nghiêm trọng. Nhiều khu công nghiệp xả thải, làng nghề hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao cũng đã và đang “đầu độc” môi trường.

Điển hình như, sự cố ô nhiễm môi trưởng biển do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vào tháng Tư vừa qua được đánh giá là sự cố ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Trước thực tế nêu trên, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, sau lễ công bố, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 sẽ được gửi tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể xã hội để phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách phát triển, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển đất nước một cách bền vững và thịnh vượng.

“Ngoài ra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ triển khai cơ chế theo dõi, đánh giá kết quả tham khảo, vận dụng những khuyến nghị của Báo cáo, tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc hơn, bổ sung cho các báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường những năm tiếp theo,” Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 dài 244 trang với 10 chương. Chương 1 là những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và sức ép đối với môi trường. Chương 2 trình bày về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Chương 3 nêu lên hiện trạng chất thải rắn, những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.

Từ chương 4 đến chương 6 báo cáo tập trung vào việc phân tích diễn biến chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển), không khí và đất. Chương 7 đề cập đến hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học và công tác quản lý đa dạng sinh học. Chương 8 là các vấn đề liên quan tới tác động của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.

Chương 9 và chương 10 tập trung vào các nhóm vấn đề quản lý môi trường, tổng kết lại những vấn đề nổi cộm, những thách thức và cơ hội đối với công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, đưa ra những định hướng, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cấp bách đối với công tác bảo vệ môi trường

 

Nguồn:Vietnamplus

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top