Công bố 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet vừa công bố Bảng xếp hạng BP500 – 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017.

Danh sách và thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng BP500 được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính bao gồm: hoạt động kinh doanh tốt và hiệu quả, khả năng tạo việc làm cho xã hội và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và cộng đồng.

Bảng xếp hạng BP500 là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, khách quan và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, đồng thời được kiểm chứng với dữ liệu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác của BXH. Doanh nghiệp không mất một khoản chi phí nào để được có tên trong bảng xếp hạng BP500.

Cùng với việc công bố BXH 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng, Vietnam Report cũng đồng thời công bố BXH 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thịnh vượng năm 2017. Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được Vietnam Report sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Việc công bố riêng Bảng xếp hạng các doanh nghiệp tư nhân là cần thiết và hữu ích, vừa là cơ sở so sánh với danh sách 500 doanh nghiệp thịnh vượng không phân biệt hình thức sở hữu vốn, vừa góp phần tôn vinh những đóng góp tích cực cho sự phát triển và thịnh vượng chung của đất nước của khu vực kinh tế này.

Thông tin chi tiết về danh sách và thứ hạng của các doanh nghiệp được đăng tải trên website: www.prosperity500.vn.

Danh sách 1: Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017 (Bảng 1 – B1).

Thứ hạng

Tên Doanh nghiệp

Tên tiếng Anh

 1

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

VIETTEL GROUP

 2

CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM

SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM CO., LTD

 3

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

VIETNAM OIL AND GAS GROUP

 4

CÔNG TY HONDA VIETNAM

HONDA VIETNAM COMPANY

 5

CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI

TRUONG HAI AUTO CORPORATION

 6

CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM

VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY

 7

TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

MOBIFONE CORPORATION

 8

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

HOA PHAT GROUP JSC

 9

CÔNG TY CP FPT

FPT CORPORATION

 10

CÔNG TY CP THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD

NUTIFOOD NUTRITION FOOD JSC

                                  Nguồn: Vietnam Report

Tổng doanh thu bình quân Top 10 B1: 114.545 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế bình quân Top 10 B1: 13.862 tỷ đồng

Số lao động bình quân Top 10 B1: 17.819 người

Danh sách 2: Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thịnh vượng năm 2017 (Bảng 2 – B2) 

Thứ hạng

Tên Doanh nghiệp

Tên tiếng Anh

 1

CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI

TRUONG HAI AUTO CORPORATION

 2

CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM

VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY

 3

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

HOA PHAT GROUP JSC

 4

CÔNG TY CP FPT

FPT CORPORATION

 5

CÔNG TY CP THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD

NUTIFOOD NUTRITION FOOD JSC

 6

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

MOBILE WORLD INVESTMENT CORPORATION

 7

TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN

VIET TIEN GARMENT CORPORATION

 8

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỔNG VÀNG

GOLDEN GATE JSC

 9

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG

THIEN LONG GROUP CORPORATION

 10

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

TBS GROUP

                                                                                Nguồn: Vietnam Report

Tổng doanh thu bình quân Top 10 B2: 20.413tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế bình quân Top 10 B2: 2.404tỷ đồng

Số lao động bình quân Top 10 B2: 11.570người

Thịnh vượng là một khái niệm chứa đựng đầy đủ các yếu tố, đó là sự bùng nổ về mặt vật chất, sự hoàn mỹ nội tại về mặt tinh thần, cộng với những ảnh hưởng của cả khối vật chất, tinh thần đến những người xung quanh hay những cộng đồng lân cận. Với một doanh nghiệp, sự thịnh vượng được thể hiện ở các nhóm chỉ số tài chính: tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời…, chỉ số nhân lực: số lượng lao động, thu nhập bình quân lao động… và chỉ số trách nhiệm xã hội và cộng đồng (CSR). Theo đó, các doanh nghiệp thịnh vượng được xem nhưnhững đại diện tiêu biểu cóthành tích kinh doanh xuất sắc, có triển vọng tăng trưởng và có trách nhiệm xã hội và cộng đồng.Nếu ví doanh nghiệp như những tế bào của nền kinh tế, thì doanh nghiệp thịnh vượng chính là những tế bào khỏe mạnh nhất tạo nên sự thịnh vượng quốc gia.

Theo chỉ số thịnh vượng Legatum, Việt Nam là một trong số những “ngôi sao sáng” có khả năng đưa khu vực Đông Nam Á tiến tới thịnh vượng. Báo cáo của Viện Legatum (Anh và xứ Wales) chỉ ra rằng, đất nước Việt Nam đang giàu lên và mức độ giàu có này hoàn toàn có thể đưa Việt Nam đến gần sự thịnh vượng hơn, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cách thức Việt Nam có thể biến của cải thành thịnh vượng hay không. Hiện nay, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam vẫn còn bị đánh giá ở mức thấp, nền kinh tế tuy đạt tăng trưởng khá trong những năm qua nhưng rủi ro đi kèm là những ảnh hưởng thiệt hại gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, tăng trưởng có xu hướng giảm tốc. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp thịnh vượng là làm thế nào để gắn kết mục tiêu phát triển bền vững đi liền với chiến lược kinh doanh, hoạt động và sản xuất.Trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng BP500, Vietnam Report đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thịnh vượng nhằm tìm hiểu định hướng hoạt động và những nhận định, đánh giá xung quanh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, về cách thức doanh nghiệp đóng góp và hỗ trợ vì mục tiêu chung của cộng đồng.

Tăng trưởng là nền tảng của sự thịnh vượng

Theo nhận định của 85,7% doanh nghiệp khảo sát, tăng trưởng doanh thu/ lợi nhuận là mục tiêu chính yếu của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Hình 1: Các ưu tiên trong chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp thịnh vượng. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2017

Để tăng trưởng trong ít nhất 2 năm tiếp theo, các doanh nghiệp dự tính sẽ chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ (76,2% lựa chọn), chất lượng nhân lực (52,4%) và mô hình quản trị doanh nghiệp (42,9%).

Hình 2: Các yếu tố doanh nghiệp cần cải thiện để tăng trưởng trong năm 2017 - 2018. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2017

Rõ ràng, các doanh nghiệp thịnh vượng đều nhận thức và đánh giá rất cao vai trò của tăng trưởng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp đến gần hơn với sự thịnh vượng, bởi sự giàu có về vật chất chính là nền tảng cho mọi quyết sách và hành động của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Doanh nghiệp thịnh vượng phải gắn kết với xã hội và cộng đồng

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, 5 vấn đề xã hội nhận được nhiều phản hồi nhất từ phía các doanh nghiệp là: thúc đẩy tính minh bạch trong kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo vệ môi trường và hỗ trợ việc làm cho thanh niên.

Hình 3: Nhận định của DN về 5 vấn đề xã hội quan trọng nhất mà DN đã góp phần giải quyết trong những năm qua. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2017

Theo đó, động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhiều nhất trong việc thực thi các chiến lược CSR là nhằm bảo tồn và nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp (chiếm 89,5% phản hồi của doanh nghiệp). Đây là minh chứng cho thấy doanh nghiệp đã ý thức được rằng việc “cho đi” không hoàn toàn chỉ đem tới đóng góp cho cộng đồng, xã hội mà thực chất doanh nghiệp còn có thể “nhận lại”, được hưởng những lợi ích từ những hoạt động doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp thể hiện sự “tôn trọng” sản phẩm, thương hiệu của mình thì xã hội sẽ mang lại lợi nhuận cho chính bản thân doanh nghiệp. Ngoài ra, “vì lợi ích của người lao động” (78,9%) và “nhằm tuân thủ pháp luật” (63,2%) cũng là hai mục tiêu doanh nghiệp hướng tới khi tiến hành CSR.

Hình 4: Nhận định của DN về động lực thúc đẩy DN thực hiện các hoạt động CSR. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2017

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản hồi về một số phương pháp có khả năng đạt hiệu quả cao khi thực hiện CSR tại Việt Nam để tạo lợi ích cho cộng đồng.Hơn 40% doanh nghiệp đánh giá cao các hoạt động tình nguyện của bản thân doanh nghiệp, đi kèm với các chương trình bảo vệ môi trường. Những phương pháp như đối thoại giữa các bên liên quan hay phối hợp liên ngành cũng nhận được nhiều quan tâm từ phía các doanh nghiệp và đòi hỏi sự liên kết giữa các thành phần của xã hội trong thời gian tới. Điều này cũng thể hiện phần nào nỗ lực của doanh nghiệp Việt nhằm thay đổi bức tranh cũ về CSR, đẩy mạnh việc khẳng định vị thế thực sự của DN trên thương trường, phát huy vai trò chung tay với xã hội để giải quyết các vấn đề cộng đồng một cách hiệu quả. 

Hình 5: Nhận định của DN về phương pháp/công cụ hữu hiệu nhất khi thực hiện CSR. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp BP500 do Vietnam Report thực hiện tháng 02/2017

Có thể thấy, một doanh nghiệp muốn đạt được sự thịnh vượng cần phải dung hòa tốt mục tiêu tăng trưởng, trách nhiệm với người lao động, cũng như trách nhiệm xã hội và cộng đồng. Với mục đích ghi nhận và tôn vinh sự ưu tú của các doanh nghiệp thịnh vượng trong Bảng xếp hạng BP500, Ban tổ chức hi vọng, các doanh nghiệp sẽ có thêm động lực và sự tự tin để tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh, hoạt động ngày càng hiệu quả, xứng đáng là những ngôi sao tiềm năng trên bầu trời kinh tế Việt Nam.

Lễ công bố và tôn vinh 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017sẽ được tổ chức vào ngày 12/4/2017 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Thành phố Hà Nội.

Vietnam Report

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top