Chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại (Kỳ 2)

Công tác quản lý thông tin đối ngoại hiện nay cần chuyên nghiệp hơn, mạnh mẽ hơn, các cơ quan báo chí cần tích cực chuyển đổi số để công tác thông tin đối ngoại đạt hiệu quả hơn nữa.
Quản lý thông tin đối ngoại trên báo chí truyền thông:

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế - Học viện Báo chí & Tuyên truyền phát biểu

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế - Học viện Báo chí & Tuyên truyền rất tâm đắc với những phát biểu của Đại sứ Nguyễn Phú Bình và Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn. Với vai trò của một nhà giáo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh luôn hướng dẫn sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế của mình học hỏi những tấm gương ngoại giao của đất nước và tích cực trau dồi kiến thức về thông tin đối ngoại.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế phát biểu

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế tán thành việc phải làm thế nào để tuyên truyền cho được những thành quả bảo vệ chuyển quyền biển đảo hiện nay. Theo ông, hiện nay, Việt Nam đang ở trong vị thế rất đặc biệt và có địa chiến lược. Do đó, các cơ quan ngoại giao và đối ngoại cần luôn chủ động trong công tác quản lý thông tin đối ngoại...

Phát huy nền tảng số trong công tác thông tin đối ngoại. Nguồn: VTV4

TS Nguyễn Ngọc Trường đề xuất, cần tăng nguồn lực cho các cơ quan đối ngoại để làm tốt hơn nữa công tác thông tin...

Nhà báo Diễm Hạnh – Quyền Phó Tổng biên tập, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn Báo Thế giới và Việt Nam phát biểu

Nhà báo Diễm Hạnh – Quyền Phó Tổng biên tập, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn Báo Thế giới và Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm của Ấn Độ trong công tác thông tin và quản lý thông tin đối ngoại thông qua dẫn chứng về công tác phòng chống Covid-19 của Ấn Độ.

Nhà báo Diễm Hạnh đã nêu thành công của Bộ Ngoại giao Ấn Độ trong công tác thông tin đối ngoại thông qua việc tương tác trên các trang mạng xã hội, thu hút hàng chục triệu người theo dõi. Bên cạnh đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng có lượng tương tác rất tốt trên đó...

Nhà báo Diễm Hạnh tiếp tục nêu thành công của báo chí truyền thông Ấn Độ trong công tác thông tin Đài Phát thanh toàn Ấn Độ với việc phát sóng 22/24h/ngày, với 22 thứ tiếng. 

Ấn Độ có hằng trăm tổ chức và hàng ngàn học giả nghiên cứu về Ấn Độ đang sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những học giả đó đã góp phần quảng bá Ấn Độ ra thế giới...

PGS.TS. Dương Văn Quảng - Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu

PGS.TS. Dương Văn Quảng - Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao tổng kết phiên thứ nhất, ông nêu lại công tác thông tin đối ngoại và quản lý thông tin đối ngoại tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời ông cũng đánh giá lại những kinh nghiệm của nước ngoài trong công tác thông tin đối ngoại để Việt Nam có thể học hỏi.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Nguyên Phó ban tuyên truyền lý luận báo Nhân Dân phát biểu

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Nguyên Phó ban tuyên truyền lý luận báo Nhân Dân đã nghiên cứu rất sâu về truyền thông đại chúng ở Việt Nam và truyền thông quốc tế. Theo ông, một trong những khó khăn hiện nay là cơ sở dữ liệu và quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu của công tác đối ngoại. Nhu cầu tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu là cần thiết nên có cần có đầu mối xây dựng. 

Theo TS Minh Phong, trong việc xây dựng CSDL, cần có một đội đặc nhiệm, chuyên gia những nhà báo kì cựu xây dựng cơ sở dữ liệu theo hiểu biết để cập nhật toàn diện thông tin, do đó, cần đặt hàng trả tiền cho những thông tin này.

TS Minh Phong nhấn mạnh, cần sự phối hợp để tìm đa dạng bổ sung thông tin báo chí giữa báo in báo điện tử,... đảm bảo tính dài hạn. Cần có sự phân quyền, đảm bảo tính định hướng, chủ động các thông tin báo chí đối ngoại. Ngoài ra, TS Minh Phong đề xuất cần có những chế tài xử phạt vi phạm an ninh mạng,... để răn đe, xử lý những thông tin sai sự thật về thông tin đối ngoại...

Bà Phạm Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao phát biểu

Bà Phạm Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao nêu chủ đề: Vai trò của Báo chí truyền thông quốc tế trong định hướng dư luận xã hội và giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam….

Bà Thu Hằng nhấn mạnh, trong lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại nên coi lực lượng phóng viên nước ngoài là lực lượng quan trọng. Trước đây khi chưa có Covid, hằng năm 2000 - 4000 phóng viên nước ngoài vào Việt Nam tham dự các hội nghị quốc tế. Trong các sự kiện, Việt Nam đã tranh thủ quảng bá về đất nước con người Việt Nam. 

Hiện nay do Covid 19, phóng viên nước ngoài bị hạn chế đến Việt Nam, bà Thu Hằng đề xuất sáng kiến đưa thông tin trực tuyến trong các sự kiện lớn của đất nước và các chuyến đi festour đi đến các tỉnh thành Việt Nam. Theo bà Thu Hằng, đây là một kênh thông tin vô cùng quan trọng, vì nếu chỉ mình ta nói thì chưa đủ nếu có các phóng viên nước ngoài nói một cách công bằng, chính xác sẽ tăng cường thông tin đối ngoại  Việt Nam hơn.

Nhà báo Bảo Lê – Quyền Trưởng phòng chuyên đề 1 Truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam phát biểu

Nhà báo Bảo Lê - Quyền Trưởng phòng chuyên đề 1 Truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ về hoạt động nghiệp vụ trong quá trình sản xuất các chương trình thông tin đối ngoại... Nhà báo Bảo Lê đã chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác thông tin đối ngoại, qua việc trao đổi và mời phóng viên các quốc gia đến sinh sống và tác nghiệp tại Nhật Bản trong 1 năm.

Nhà báo Bảo Lê chia sẻ những xúc động khi tác nghiệp tại biển đảo, cho khán giả là những kiều bào, đồng bào nhìn thấy hình ảnh những chiến sĩ, những người dân đang kiên cường bám biển, bám đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước...

Thành Huy Long - Trần Ánh - Trần Tuấn - Kim Dung - Bá Nam - Hoàng Tuấn - Tuấn Hữu - Mạnh Cường - Thế Anh - Nguyễn Hợi - Lê Hà

---

Loạt 4 kỳ: Quản lý thông tin đối ngoại trên báo chí truyền thông

>>> "Binh chủng" đặc biệt trên mặt trận ngoại giao (Kỳ 1)

>>> Chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại (Kỳ 2)

>>> Nâng tầm "chất" và "lượng" báo chí đối ngoại (Kỳ 3) 

>>> Định vị thương hiệu quốc gia trên truyền thông quốc tế (Kỳ 4)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top