Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chung khảo cuộc thi Hùng biện Stand Up 2021

Ngày 29/12, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Vòng chung khảo của Cuộc thi hùng biện Stand Up 2021. Do diễn biến phức tạp của dịch COVID -19, sự kiện được diễn ra bằng hình thức online trên ứng dụng trực tuyến Google meet.

Góp mặt tại cuộc thi là sự hiện diện của đội ngũ Ban Giám khảo: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên gia về Giới. Bà Mai Thị Bưởi - Chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và thầy Trần Tuấn Anh - Giảng viên bộ môn Tư duy phản biện và diễn thuyết, Viện Đào tạo Quốc tế, Học viện Ngân hàng, cùng Ban Tổ Chức cuộc thi hùng biện Stand Up 2021 và các thành viên đến từ Câu lạc bộ Báo chí - Truyền thông CJC.

Stand Up mùa thứ ba với chủ đề: “Sinh viên ứng phó với quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh COVID-19"

Tiếp nối thành công từ hai mùa trước, Stand Up mùa thứ ba tiếp tục được tổ chức với chủ đề: “Sinh viên ứng phó với quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh COVID-19” - một chủ đề nóng bỏng mang tính thời sự và là hiện tượng phổ biến về Giới trong xã hội ngày nay. 

Sau một thời gian phát động, BTC đã nhận được một lượng lớn thí sinh đăng ký tham gia dự thi. Trải qua vòng sơ khảo đầy gay gắt với tinh thần làm việc trách nhiệm và hiệu quả, BTC đã lựa chọn ra 06 cái tên xuất sắc nhất tiến tới vòng chung khảo ngày 29/12. Đó là các thí sinh: Đặng Thảo My - THPT Chuyên Ngoại Ngữ; Nguyễn Anh Minh - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thanh Hiền - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Chu Thị Ngọc - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Hoài Linh - Đại học Ngoại Thương; Nguyễn Thị Ngà - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với chủ đề bất kì do BTC đưa ra xoay quanh nội dung: “Sinh viên ứng phó với quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh COVID-19”, mỗi thí sinh có tối đa 8 phút cho phần trình bày của mình. Trải qua hơn ba giờ đồng hồ tranh đấu, cuối cùng cái tên xuất sắc nhất đã lộ diện. Đó là các thí sinh Đặng Thảo My - SBD SU10 đến từ Trường THPT chuyên Ngoại Ngữ - Hà Nội. Mặc dù là thí sinh nhỏ tuổi nhất của cuộc thi, thế nhưng Thảo My không hề tỏ thái độ lo sợ hay mất bình tĩnh. Với phong thái tự tin, sự hiểu biết cùng phương pháp thuyết trình độc đáo, cô gái nhỏ đã thuyết phục BGK đem về cho mình 27,83 điểm và xuất sắc giành lấy Giải Nhất của cuộc thi hùng biện Stand Up 2021.

Với đề bài đưa ra: “Có cần thiết đến luật phòng/chống quấy rối tình dục trên không gian mạng tại Việt Nam hay không? Vì sao?”, Thảo My đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Tôi ghét chờ đợi. Nếu đã có thủ phạm thì sẽ có luật pháp để trừng trị thủ phạm. Mọi người dừng đèn đỏ 30 giây còn mất bình tĩnh. Vậy nên liệu chúng ta có đủ kiên nhẫn để mất 3 tháng, 3 năm, hay 5 năm để tố cáo một người? Chúng ta không cần biểu tình, chúng ta không cần bạo lực, chúng ta không cần vũ lực, đây là những bước đi đầu tiên mà mình tin rằng mình có thể làm để tạo ra sự thay đổi”.

Theo đó, các thí sinh còn lại đã xuất sắc giành được Giải thưởng của cuộc thi là: Bùi Thanh Hiền (SU05) - Giải Nhì, Phạm Hoài Linh (SU04) - Giải Ba, Chu Thị Ngọc (SU03) - Khuyến khích, Nguyễn Thị Ngà (SU15) - Khuyến khích, Nguyễn Anh Minh (SU09) - Giải ấn tượng.

Các thí sinh trình bày các nội dung liên quan đến chủ đề 

Cuộc thi hùng biện Stand Up 2021 do Câu lạc bộ Báo chí - Truyền thông CJC (Viện Báo chí - Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền) và Trung tâm Đồng hành cùng sinh viên AJC phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhận được tài trợ từ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên CSAGA Vietnam và Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới Brot - Fyr die welt (BfdW).

Bạn Phạm Thanh Xuân - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi hùng biện Stand Up 2021 chia sẻ: “Stand Up là một cuộc thi về Giới có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức và hành động của công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Quấy rối tình dục online tuy đã được nhắc đến nhiều nhưng nhận thức của người trẻ về vấn đề này vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Stand Up 2021 sẽ là nơi để các bạn nói lên tiếng lòng của mình, trực tiếp lên án những hành vi quấy rối tình dục online đang đe dọa ảnh hưởng tới người dùng internet”.

Nhận định chủ đề năm nay, TS Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Viện Báo chí, chuyên gia về Giới cho biết: Giao tiếp trên mạng có một số thuận lợi cho thủ phạm giấu mặt thực hiện hành vi quấy rối. Vì thế, nguy cơ bị quấy rối trên không gian mạng cao hơn so với những tương tác trực tiếp. Stand Up 2021 với chủ đề “Sinh viên ứng phó với quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh COVID-19” thực sự rất cần thiết và cấp thiết để chuẩn bị về nhận thức, thái độ, kỹ năng, tâm thế cho công chúng nói chung và sinh viên nói riêng có thể thích nghi với thời đại chuyển đổi số hiệu quả”.

Cơ cấu giải thưởng năm nay bao gồm 06 giải với tổng trị giá hơn 12 triệu đồng: 

  • 01 giải Nhất ( trị giá 5 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận của BTC)
  • 01 giải Nhì (trị giá 3 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận của BTC)
  • 01 giải Ba (trị giá 2 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận của BTC) 
  • 02 Giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 500.000 đồng kèm Giấy chứng nhận của BTC)
  • 01 giải Ấn tượng (trị giá 1 triệu đồng kèm Giấy chứng nhận của BTC).

Với chủ đề hấp dẫn và mới mẻ, Stand Up 2021 được coi là sân chơi bổ ích, vừa giúp các thí sinh trau dồi kỹ năng hùng biện, thuyết trình trước đám đông, vừa là nơi để các bạn thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình về vấn đề “Giới”, đặc biệt là quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.

An Linh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top