Chờ hoa sala rụng lấy lộc đầu xuân
17:26 02/02/2017
- Văn hóa xã hội

Đầu năm khách hành hương viếng chùa tấp nập như trẩy hội. Cảnh khách hành hương từ khắp nơi nô nức chen chân để tới lượt mình được cúng Lễ Phật ở các chùa không còn xa lạ trong những ngày đầu xuân. Ảnh: Thái Sơn
Trong khuôn viên của chùa Phổ Quang (Tân Bình, TP HCM) có một cây sala được mang từ Ấn Độ về. Người dân địa phương kể rằng cây này rất linh thiêng, chỉ cần nhặt được hoa của nó rụng xuống thì sẽ "cầu gì được nấy". Vì thế đầu xuân Đinh Dậu (2017) có rất nhiều người đứng cầu nguyện hàng tiếng đồng hồ để chờ hoa rụng. Ảnh: Thái Sơn
Bên dưới gốc cây, từ trẻ nhỏ học sinh, bạn trẻ nhân viên, đến những người lớn tuổi cũng háo hức cầu nguyện cho bản thân được bình an, công việc, việc học hành tốt đẹp, đồng thời hướng tấm lòng về đấng sinh thành, cầu cho cha mẹ luôn mạnh khỏe.
Mặc dù hoa sa la ở đây xum xuê phủ đến tận gốc nhưng không ai đưa tay hái, bởi mọi người đều ý thức rằng "hoa là lộc, rơi xuống mới linh". Ảnh: Thái Sơn
Một em bé theo mẹ đi chùa rất vui khi được hoa rụng vào tay. Ảnh: Thái Sơn
Đi Lễ Phật đầu năm, chị Hạnh (nhân viên văn phòng) tâm sự, chị thành tâm cầu khấn cho năm mới được bình an và công việc luôn thuận buồm xuôi gió. "Nhìn cảnh mọi người nô nức du xuân, lễ chùa mình cũng thấy lòng ấm áp và thật bình yên”. Ảnh: Thái Sơn
Bông hoa Sala. Ảnh: Thái Sơn
Ý nghĩa linh thiêng của loài hoa Sala:
Truyền thuyết lưu giữ lại rằng Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây Sala, lúc bà lên cơn đau thì một cành cây đã chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ cho bà. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn truyền lại rằng đức Phật đã nhập diệt dưới 2 gốc cây hoa Sala. Thời điểm đó không là mùa hoa nở rộ nhưng khi đức Phật nằm dưới gốc cây nghỉ thì bỗng toàn cây nở hoa đỏ rực và một điều lạ kỳ nữa đó chính là các cánh hoa rơi xung quanh Đức Phật như mưa sa như để đưa tiên Đức Phật về với cảnh giới chân muôn thuở…
Trong truyền thuyết Ấn Độ cho rằng hoa Sala tượng trưng như thân hình người phụ nữ, họ tin rằng khi phụ nữ chạm đến thì cây sẽ nở hoa. Chính vì thế các thiếu nữ trẻ đẹp thường dùng chân trái của mình để chạm vào cây giúp cây mau trổ hoa. Ngoài ra các tín đồ Ấn Độ giáo còn tin rằng hoa Sala là biểu tượng của tình yêu.
Đối với Phật giáo thì hoa Sala chính là sự thấu hiểu và nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn thuần khiết không chứa đựng thành kiến, là vô ưu. Theo đó những người vô ưu chính là họ không có sự phân biệt giai cấp, tốt xấu, giàu nghèo, không chứa đựng sự chấp ngã nào... Loài hoa Sala nhắc người ta tìm về bản tính có sẵn khi sinh ra, hiền lành và yêu thương tất cả mọi người…
Thái Sơn
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương “Vì cuộc sống khỏe mạnh - Đồng hành cùng người có công” (03:15 28/04/2025)
- “Tự hào một dải non sông”Triển lãm ảnh lan tỏa lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ (02:57 28/04/2025)
- Triển lãm "Nối - Bản giao hưởng hòa bình - Tự hào thành phố Bác" (10:21 24/04/2025)
- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế thiêng liêng, đặc biệt (04:22 22/04/2025)
- Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo vùng biên giới Đắk Lắk (12:50 19/04/2025)