Chính phủ công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam

13:35 11/07/2022 - Kinh tế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam. Theo danh mục này, trong 34 cảng biển Việt Nam có 02 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại I, 07 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.

Cảng Quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ảnh: Đức Nghĩa/TTXVN 

Cụ thể:

Cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu là 02 cảng biển loại đặc biệt.

11 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh hóa, Cảng biển Nghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng biển Bình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng biển Đồng Nai, Cảng biển Cần Thơ.

07 cảng biển loại II gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng biển Thừa Thiên Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu Giang và Cảng biển Trà Vinh.

14 cảng biển loại III gồm: Cảng biển Nam Định, Cảng biển Thái Bình, Cảng biển Quảng Nam, Cảng biển Phú Yên, Cảng biển Ninh Thuận, Cảng biển Bình Dương, Cảng biển Long An, Cảng biển Tiền Giang, Cảng biển Bến Tre, Cảng biển Sóc Trăng, Cảng biển An Giang, Cảng biển Vĩnh Long, Cảng biển Cà Mau và Cảng biển Kiên Giang.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28/7/2021 quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Theo Nghị định này, tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.

Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí.

Dựa vào số điểm, cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại, đó là cảng biển đặc biệt có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; cảng biển loại I có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; cảng biển loại II có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; cảng biển loại III có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top