ChatGPT viết bài báo 600 USD trong 30 giây

Một nhà báo nhờ ChatGPT viết bài quảng cáo trị giá 600 USD và trí tuệ nhân tạo (AI) này cho ra đời tác phẩm trong vòng 30 giây.

ChatGPT được sử dụng ngày một nhiều trong môi trường công sở. Minh họa: Searchengine Journal

"Viết một bài về cổng thanh toán là gì", Henry Williams, một nhà báo tự do ở London, nhập câu lệnh vào ChatGPT. Đây là chủ đề anh nhận được từ khách hàng với chi phí 615 USD. Williams quyết định thử cho AI làm thay công việc của mình và nhận về kết quả trên cả mong đợi. Anh cho biết cách hành văn của ChatGPT vượt xa khả năng của một người bình thường. Nó lập luận như một bài tiểu luận cấp độ đại học, với từng luận điểm, luận cứ, ngữ pháp và cú pháp đều chỉn chu.

Sau khi chỉnh sửa một chút, anh gửi bài báo đi và được xuất bản. "Nó đủ sức thuyết phục khách hàng, chất lượng không hề thua kém sản phẩm của tôi - vốn mất hàng giờ để hoàn thiện", Williams nói.

Tuy nhiên, sự thích thú ban đầu nhanh chóng thành nỗi lo ngại. Theo nhà báo này, ChatGPT chỉ mất 30 giây để hoàn thành nhiệm vụ một cách miễn phí, dù chưa hoàn hảo. "Nếu AI làm được, ai còn bỏ ra hơn 600 USD để thuê tôi?", ông nói.

Williams thậm chí đưa bài viết vào phần mềm chống đạo văn, nhưng kết quả cho thấy nội dung là duy nhất 100%. "Là một nhà báo và viết quảng cáo chuyên nghiệp, tôi có nhiều năm trau dồi kỹ năng. Giờ đây, công việc của tôi có nguy cơ bị AI cướp mất. Nó có thể viết bài luận hấp dẫn, thuyết phục không thua kém người có thâm niên", ông bày tỏ.

ChatGPT vẫn còn một số hạn chế. Nó có xu hướng lặp lại câu từ và gặp một số lỗi nhỏ trong diễn đạt. Tuy nhiên, khi được sử dụng càng nhiều, AI càng thông minh và có thể học hỏi nhiều phong cách viết khác nhau, thậm chí bắt chước giọng điệu của một thương hiệu, tổ chức cụ thể theo yêu cầu.

Theo các chuyên gia, với kỷ nguyên AI, con người có thể ra lệnh cho máy móc tạo ra nội dung, công việc của họ chỉ đơn thuần là kiểm tra lại tính xác thực, sửa lỗi và phê duyệt.

Công ty kiểm toán PwC dự đoán AI sẽ tạo ra mức tăng 15 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu năm 2030. Cùng với đó, có khoảng 3% công việc bị "đánh cắp" bởi AI. Cuộc đại sa thải mới đây của Google là hồi chuông cảnh báo đến nhiều người. Ngay cả những kỹ sư tay nghề cao, từng có công việc ổn định cũng có thể thất nghiệp khi AI làm tốt một số công việc của con người. PwC dự đoán nhóm lao động có trình độ và học vấn thấp dễ bị thay thế hơn, tương đương 30-40%.

Trước đó, Sam Altman, CEO OpenAI, tuyên bố AI có thể tạo đủ sản lượng kinh tế để trả cho mỗi người trưởng thành ở Mỹ 13.500 USD mỗi năm, đồng thời giúp giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là thu nhập. Với nhiều người, việc không còn được được lao động, đóng góp cho xã hội có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và nghiện ngập.

Theo giới nghiên cứu, bất kỳ thay đổi mang tính cách mạng nào của công nghệ đều sẽ định hình lại cuộc sống con người. AI cũng không ngoại lệ. Trong tiến trình này, con người có thể sẽ không có thời gian để nói về cái gọi là công bằng. Họ buộc phải thay đổi để thích ứng. "Điều quan trọng là tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc dùng công nghệ và mài giũa kỹ năng. ChatGPT sẽ không thay thế công việc của bạn mà là đối tác để tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng và thuyết phục hơn", Henry Williams nói.

Theo VnExpress

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top