Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chân dung làng bóng Việt qua lăng kính nhà báo Phan Đăng

16:18 27/06/2016 - Văn hóa xã hội
Hơn 50 chân dung trong làng bóng đá Việt Nam, từ cầu thủ cho đến HLV, kể cả các HLV hay cầu thủ nước ngoài từng gắn bó với bóng đá Việt Nam qua ngòi bút của Phan Đăng đã hiện ra đầy sinh động và thấm đẫm chất đời thường, khác hẳn với những gì chúng ta biết về họ trên sân cỏ.

Nhà báo Vũ Công Lập, danh thủ Hà Bôn và nhà thơ Hữu Việt trong buổi ra mắt sách của Phan Đăng

Đó là những gì mà tập sách "Ơ kìa, làng bóng trong mắt tôi" của nhà báo Phan Đăng, vừa ra mắt tại Laca Cafe, đem lại cho độc giả.

Không phải ngẫu nhiên mà buổi ra mắt sách của Phan Đăng lại hội tụ nhiều cây bút, BLV bậc cha chú, đàn anh, như nhà báo Vũ Công Lập, cựu BLV lão niên Đình Khải, danh thủ Hà Bôn, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Xuân Gụ, BLV Quang Huy..., bởi theo chính Phan Đăng, nhiều người trong số đó là người thầy về tinh thần của anh.

Phan Đăng vốn là một nhà báo thể thao, theo dõi lĩnh vực này hơn 10 năm nay, trước khi chuyển sang viết về văn hoá và cộng tác về mảng sáng tác với một số báo. Những gì anh “thẩm thấu” được trong suốt hơn 10 năm ấy đã được anh chọn lọc, “kết tinh” lại thành những gương mặt, những câu chuyện, những cảm xúc trong cuốn sách, mà một nhà báo thể thao kỳ cựu như Vũ Công Lập phải thốt lên rằng “Chưa đã”, khi đề nghị Phan Đăng tiếp tục những phần sau của cuốn sách.

Một cuốn sách tập trung những gương mặt và các bài báo viết về mảng bóng đá từng đăng rải rác dọc chặng đường hơn 10 năm làm báo, nhưng lại được kết cấu như một bản nhạc: Năm mươi trầm bổng, Ba nôt thăng và Năm nốt lặng.

Ký tặng sách chcho độc giả

Điểm đặc biệt của Phan Đăng, như chính tác giả thú nhận, là anh luôn khai thác nhân vật theo góc độ thân phận, những bi kịch, những éo le, những khía cạnh đời thường, những góc “không bóng đá”. Chính vì thế nên những bài báo của anh không chỉ có giá trị ở thời điểm đăng báo, mà khi thời gian qua đi, bài báo qua đi, nhân vật vẫn còn lại.

Trong “Ơ kìa, làng báo trong mắt tôi”, những cầu thủ, HLV, chuyên gia, thậm chí cả quan chức tên tuổi…., hiện lên với hình ảnh khác hoàn toàn với những gì chúng ta thường thấy. Chẳng hạn như trọng tài Dương Mạnh Hùng, được Phan Đăng mô tả như một con người cô độc trong chính cuộc chơi của mình. Phan Đăng kể lại: “… Có lần tôi đến thăm căn phòng nhỏ của anh Hùng nằm sâu ở một con ngõ trên phố Đội Cấn, Hà Nội. Căn phòng ấy có một chiếc ghế băng dài vừa để tiếp khách, vừa để anh nằm ngủ. Ở bên trên ghế băng là ảnh Phật bà Quan Âm từ bi hỉ xả, còn phía bên kia tường là bức chân dung người thầy dạy võ Nhất Nam của anh. Anh bảo, “mỗi lần ngả lưng lên ghế, tôi có cảm giác Phật ở bên trên che chở mình, còn hình ảnh thầy tôi ở phía đối diện luôn nhắc nhở tôi phải đi đến tận cùng của con đường thượng võ”…

Cũng như vậy, cuốn sách cho thấy những gương mặt khác của các cầu thủ,, HLV: Danh thủ Hà Bôn hóa ra là ông chủ của một Viện bảo tàng bóng đã mini với những trái bóng đặc biệt từng đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam, HLV Trường Giang hóa ra lại là một người rất yêu Hà Nội và vô cùng lãng mạn, HLV Nguyễn Thành Vinh với những thăng trầm của cuộc đời và giấc mơ bóng đá không toàn vẹn, các HLV Riedl và Tavares qua lời kể của người lái xe…. Có những nhân vật đã khiến Phan Đăng thú nhận: “Tôi đã khóc với nhân vật của mình”.

Một điểm đặc biệt nữa của bộ sách là có sự hỗ trợ của ê kíp làm báo Nhân Dân hằng tháng trong việc trình bày bìa, để có được bìa sách “ra được chất của Phan Đăng” như họa sĩ Đào Hải Phong khen ngợi. Ê kíp Nhân Dân hằng tháng cũng trợ giúp cho Phan Đăng rất nhiều trong các khâu hậu cần của việc in và giới thiệu sách.

Có lẽ, chính vì những điểm đặc biệt đó mà cuốn sách của Phan Đăng trở nên hấp dẫn đối với cả những bạn đọc không biết nhiều về bóng đá. Chính Phó Giám đốc công ty sách Liên Việt, đơn vị ấn hành cuốn sách đã chia sẻ: “Tôi không am hiểu nhiều về bóng đá nhưng đọc cuốn sách này thấy thích, bởi nó mang lại cho tôi không chỉ kiến thức bóng đá mà cả những câu chuyện của đời thường, những chiêm nghiệm nhân sinh sâu sắc. Tôi nghĩ rằng độc giả yêu bóng đá sẽ càng thích cuốn sách này. Đó là lý do tôi đề nghị xuất bản cuốn sách”.

Nguồn: NDĐT

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.