Cần có "cú huých" để du lịch Nghi Xuân – Can Lộc, Hà Tĩnh cất cánh

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, phát triển toàn diện, bền vững, bao trùm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững với 3 trụ cột chính: Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; trung tâm logistics và dịch vụ cảng biển và trong đó phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ sẽ là kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Diễn đàn xúc tiến Du lịch:

Mảnh đất “Linh thiêng, địa linh, nhân kiệt”

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên trên 6.025 ngàn km2, dân số gần 1,3 triệu người; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp CHDCND Lào, với đường biên giới 145km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137 km. Từ bao lâu nay, Hà Tĩnh luôn được người dân biết đến là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch khá toàn diện. Với gần 137 km bờ biển, Hà Tĩnh có những bãi tắm giá trị như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỹ Ninh, Đèo Con… Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có nhiều di tích danh thắng nổi tiếng như: Núi Hồng, sông La, bến Tam Soa – Tũng Lĩnh, suối Tiên – Thiên Tượng, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn, Quỳnh Viên – Nam Giới…

Tỉnh Hà Tĩnh có địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; là cửa ngõ hành lang kinh tế Đông - Tây, giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường biển, hàng không, cảng biển lớn, nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng, phong phú; có truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc, là vùng đất “linh thiêng, địa linh, nhân kiệt”, nổi danh là đất anh hùng, đất thi nhân; người dân Hà Tĩnh có ý chí tự vượt khó, vươn lên từ nội lực, truyền thống đoàn kết “Đây là tài sản lớn nhất của địa phương, cần phải biết khơi dậy, khai thác từ ý chí, năng lực, trí tuệ, bản lĩnh của người dân để vươn lên”.

Quang cảnh của tuyến đường QL 1A qua 2 huyện Nghi Xuân và Can Lộc, Hà Tĩnh_Ảnh: TL.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nói chung và 2 huyện Nghi Xuân – Can Lộc nói riêng đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn và đạt kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 5,02%, thu nhập bình quân đầu người đạt 65,2 triệu đồng/người. Hà Tĩnh là một trong những địa phương tiêu biểu của cả nước có phương pháp, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (có 173/182 xã đạt tỷ lệ 95% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Có thể nói, 2 huyện Nghi Xuân và Hà Tĩnh là một trong những huyện có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nói chúng và phát triển thương mại du lịch dịch vụ nói riêng. Huyện Can Lộc có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng như Chùa Hương -Núi Hồng, hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu, hồ Cù Lây, hồ Khe Trúc, hồ Nhà Đường… có dãy Trà Sơn hùng vĩ, có Sông Nghèn - Minh Giang nối Can Lộc với dòng La (Đức Thọ) với Cửa Sót (Lộc Hà)… là tiềm năng để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch. Là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng. Là vùng đặc sắc về văn hóa dân gian, lễ hội như: Lễ hội Chùa Hương Tích (ngày 18/2 - AL), Lễ hội Chiến thắng Đồng Lộc (ngày 24/7),.. hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách, phật tử trên mọi miền Tổ quốc, cũng như khách nước ngoài tham gia. Nhiều loại hình văn hóa dân gian được khơi dậy như vật, kéo co, leo núi, chọi gà... Các làng nghề truyền thống được bảo tồn phát huy như làng đan Chiếu Cói Nam Sơn (Thị trấn Nghèn), làng Đan Tre (Khánh Vĩnh Yên), Mộc Yên Huy (Khánh Vĩnh Yên),...cũng là nơi có nhiều sản phẩm du lịch địa phương có thương hiệu như rượu nếp Khánh Lộc, cam, bưởi Thượng Lộc, Trà Sơn…

Doanh nghiệp Lữ hành dự Hội nghị Xúc tiến Du lịch tại Nghi Xuân - Can Lộc, Hà Tĩnh_Ảnh: PV.

Huyện Nghi Xuân được thiên nhiên ban tặng với nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích danh thắng nổi tiếng và nhiều loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể văn hóa có giá trị (Có trên 240 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, 09 di tích cấp Quốc gia, 77 di tích cấp tỉnh, nhiều di tích được khoanh vùng bảo vệ khác), nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: Ca trù Cổ Đạm, Trò Kiều, dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh, sắc Bùa, chèo nghẹt...và nhiều lễ hội như trò Sĩ - Nông - Công - Thương – Ngư; Lễ hội Cầu ngư; Lễ hội đền Củi…Khu di tích Nguyễn Du, khu du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam Trần Triều Điện, Khu du lịch sinh thái Đức Đường Xuân Viên, Bãi biển Xuân Thành có vẻ đẹp nguyên sơ, hải sản ngon nức tiếng, Sân Golf Xuân Thành đã đi vào hoạt động thu hút được nhiều du khách, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch; Ban thường vụ huyện ủy đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết các cấp về phát triển du lịch.

Xét về bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, hai huyện là địa danh sở hữu những nét đặc trưng dân gian hiếm có, là quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử văn hóa. Đây còn là vùng đất nổi danh với đời sống văn hóa dân gian hết sức phong phú được phản ảnh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủ công. Nổi bật phải kể đến dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO vinh danh là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Con người Hà Tĩnh cần cù, thân thiện, mến khách, sống nghĩa tình, thủy chung, luôn để lại tình cảm sâu lắng cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi qua góp phần làm cho Hà Tĩnh trở thành một trong những điểm đến ấn tượng.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và 2 huyện Nghi Xuân, Can Lộc nói riêng còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, liên kết thiếu bền vững, chế biến, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tiềm năng thương mại, du lịch dịch vụ của Nghi Xuân & Can Lộc có nhiều tiềm năng lợi thế, nhưng còn chưa được phát huy hết sức mạnh nội lực của huyện nhà như : Tư duy làm du lịch còn manh mún, chưa đồng bộ, chưa có sự đầu tư bài bản các sản phẩm du lịch, đặc biệt công tác truyền thông, giới thiệu quả bá còn yếu, các chương trình xúc tiến du lịch còn chưa đạt hiệu quả…

Xúc tiến du lịch đáp ứng với tiềm năng

Về quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, từ nghị quyết đại hội cho đến các chương trình hành động của tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường; bám sát tình hình thực tiễn, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển kinh tế xanh, đó sẽ là điểm nhất phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh.

Trong năm qua, trước tác động cũng như diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước nói chung và Nghi Xuân – Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 lượng khách tham quan, lưu trú tiếp tục giảm sâu so với những năm trước. Theo số liệu từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) Hà Tĩnh, tổng lượt khách tham quan năm 2021 là 515.000 lượt khách (giảm 35% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó, khách lưu trú đạt 375.027 lượt (khách lưu trú quốc tế 9.027 lượt, khách lưu trú nội địa 366.000 lượt). Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong năm qua Hà Tĩnh vẫn chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng các dịch vụ để phục vụ du lịch trên địa bàn như: tổ hợp giải trí sân golf, khách sạn 4 sao ven biển của Mường Thanh, khu nhà nghỉ container Xuân Thành. Khu du lịch Thiên Cầm, Hương Sơn, Ngã ba Đồng Lộc và các lễ hội văn hoá truyền thống khác.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh_Ảnh: PV.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Tiềm năng phát triển du lịch của Can Lộc là rất lớn. Có thể thấy du lịch Can Lộc vô cùng phong phú, đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng. Can Lộc có điểm đến du lịch đặc biệt như Ngã ba Đồng lập, Bãi biển Thiên Cầm, đặc biệt là điểm du lịch văn hoá tâm linh đã được người dân trong nước và quốc tế biết đến. Chùa Hương Tích cũng được mênh là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam, có nhiều tượng quý, khu du lịch này có nhiều danh lăm thắng cảnh đẹp, thu hút du khách đến chùa hương. Làng văn hóa Quỳnh Lưu có nét văn hoá đặc trưng... Hiện nay huyện đang xây dựng và bảo tôn văn hoá. Huyện coi du lich là trọng điểm để phát triển kinh tế đến năm 2025. Hàng năm, huyện cũng đã đầu tư từ 4 đến 5 tỷ đồng cho xúc tiến và phát triển du lịch của huyện nhà. Huyện đã phối hợp với sở văn hóa, và tổng cục Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch. Qua đợt khảo sát lần này, hy vọng sẽ có nhiều sản phẩm mới được gắn kết khách khi đến du lịch và nghỉ dưỡng ở Can Lộc. Năm tới, huyện sẽ có kế hoạch và chương trình cụ thể cho công tác tuyên truyền về các điểm đến tại Nghi Xuân. Hy vọng thông qua chương trình lần này, các co quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền quảng bá và giới thiệu điểm đến du lich của huyện nhà. Đặc biệt quần thể khu du lịch Chùa Hương và Bãi biển Xuân Thành, đây là 2 điểm rất mới của huyện. Cần sự hỗ trợ và phối hợp của Tổng cục du lịch mời các cơ quan báo chi trung ương về tuyên truyền cho địa phương”.

Ông Hoàng Hoa Quân, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Du lich Việt Nam_Ảnh:Pv.

Ông Hoàng Hoa Quân, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo 2 huyện Nghi Xuân, Can Lộc. Ông Quân chia sẻ: Du lịch Việt Nam đã vượt qua đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mực. Năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam cũng đã triển khai hiệu quả các chương trình hành động, thích ứng linh hoạt trong cảnh sau dịch. Tổng cục Du lịch đã tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; Hướng dẫn công tác về thích ứng an toàn, linh hoạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch còn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện tái khởi động du lịch nội địa liên tỉnh, liên vùng an toàn; kết nối các điểm đến, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và hàng không xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch. Đến nay, du lịch đã khắc phục, phục vụ hơn 100 triệu lượt khách nội địa năm 2021. Dự kiến năm 2022, sẽ đạt con số 110 triệu lượt khách nội địa. Dự kiến thời gian tới lượng khách quốc tế đến vơi Việt Nam sẽ tăng cao. Thông qua chương trình khảo sát lần này, tôi mong muốn các doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo đài Trung ương và địa phương sẽ đóng góp tích cực và tuyên truyền, quảng bá cho du lịch của hai huyện phát triển bền vững trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Văn Nhị, Công ty Du lịch và Thương Mại Hải Đăng chia sẻ: “Du lịch của huyện Nghi Xuân và Can Lộc cần phát triển cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ, vui chơi giải trí. Đặc biệt đầu tư cho việc lưu trú để thu hút khách nghỉ lại tại huyện nhà. Công tác tuyên truyền từ Tỉnh đến huyện đồng bộ và có kế hoạch tuyên truyền, xây dựng hình ảnh du lịch, tạo điểm nhấn, khuyến khích các sản phẩm du lịch mới”.

Bà Trần Thanh Phương, Giám đốc Công ty Du lịch An Phú Hà Nội cho biết : “Cần đẩy mạnh tuor du lịch văn hoá tâm linh vào các mùa lễ hội, thúc đẩy giới thiệu cho du khách có thêm lựa chọn tuyến tuor mới khi đi vào mùa hè, đặc biệt là khu di lích Hương Sơn. Để có như vậy, cần phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, điểm thăm quan. Thúc đẩy quảng bá hình ảnh về khu du lịch Nguyễn Du, điểm du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn của 2 huyện. Như tuor tuyến hợp lý Chùa Hương - Đền Củi - Nguyễn Du kết hợp với du lịch Cửa Lò và bãi biển Xuân Thành…”

Bà Phạm Mỹ Trang, đến từ Phương Nam Travel chia sẻ: “Du lịch Nghi Xuân có thể đón khách nội địa, nếu giải quyết được vấn đề ở khu di tích Nguyễn Du và khách sạn Xuân Thành. Vấn đề hạ tầng cơ sở của Nghi Xuân cần được khắc phục, đặc biệt là một số khu du lịch sinh thái và bãi biển Xuân Thành”. 

Nhà báo Phạm Mạnh Hà, Tạp chí Du lịch Việt Nam. “Huyện Nghi Xuân và Can Lộc cần xác định tiềm năng du lịch là gì, cần làm như thế nào để phát triển tiêm năng. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã đi khảo sát hai huyện. Tuy nhiên cần có những đặc trưng nổi bật tại các điểm du lịch để thu hút khách ở lại. Khu du lịch Nguyễn Du cần có những sản phẩm đặc trưng để giới thiệu cho du khách khi đến đây”.

Bà Phạm Thị Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Tân Việt, Nam Định chia sẻ: “Hãy biến khu  du lich của huyện thành điểm đến và điểm dừng chân. Xây dựng tour du lịch để khách dừng lại ít nhất là 2 ngày 1 đêm, kết hợp các tuyến tour đi thăm khu du lịch sinh thái. Cuối năm các cựu chiến binh đi thăm quan các chương trình về khu kháng chiến, di tích lịch sử, chiến trường xưa.. đây cũng là thế mạnh mà huyện Can Lộc cần phát huy để thu hút khách”

Một số ý kiến tại diễn đàn: cần liên kết các điểm du lịch văn hoá tâm linh như Đền Ông Hoàng 10, Chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc,… Du lịch văn hoá đến các làng nghề, khu văn hoá Nguyễn Du, du lịch biển, tổ chức các sự kiện team building … Cần có sự đầu tư thêm các điểm check in, khu vui chơi giải trí... Thêm các điểm nhấn trong các chương trình trong sản phẩm du lịch. Các tiện ích phải có sự kết nối nhất định, các nhà hàng, khách sạn liên kết với nhau để tạo ra tuyến tuor khép kín. Cần có những sản phẩm địa phương như vườn cam, sản xuất kẹo Cu đơ… Rất mong các cấp lãnh đạo vào cuộc, xây dựng điểm đến thu hút khách đến với Hà Tĩnh nói chung và 2 huyện Nghi Xuân – Can Lộc nói riêng. Đặc biệt Hà Tĩnh có nhiều lợi thế trong phát triển ngành du lịch khi sở hữu rất nhiều khu du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, trong thời đại số, kinh doanh mô hình du lịch truyền thống đã không còn phù hợp và đang chậm dần lại. Trong thực tiễn, du lịch số hay chuyển đổi số ngành du lịch là phát triển du lịch một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng. Vì vậy, việc chuyển đổi số ngành du lịch chính là một xu hướng tất yếu để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.

Ông Võ Thành Chung, Trưởng Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương Tích. "Khu du lịch chùa Hương Tích, hay gọi là Chù Hương. Đây là ngôi chùa phát tích của ngôi chùa cổ này. Nhiều người biết đến Chùa Hương ở Mỹ Đức Hà Nội. Nhưng còn nhiều người chưa biết đến Hương Tích ở Hà Tĩnh. Là ngôi chùa Cổ, nhưng mới được trùng tu và đi vào khai thác. Đến nay, mùa cao điểm khoảng 15 đến 18 ngàn lượt khách. Khách chủ yếu từ Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định,  Thai thanh và các tỉnh lân cận. Vé thăm quan trọn gói 250k. Gồm cáp treo, xe điện, vé thắng cảnh. Hiện nay, ban chúng tôi rất mong muốn nhiều du khách biết đến. Để làm được điều đó, tôi kiến nghị đẩy mạnh công tâc truyền thông. Các cơ quan báo đài vtv. Vov, Vtc...tích cực hỗ trợ quảng bá cho Hương Sơn. Chúng tôi rất mong muốn các nhà quản lý vào cuộc, cac lữ hành kết nối với chúng tôi, đưa khâch vể với Chùa Hương...Hiện nay, quần thể khu du lịch Chùa Hương rất có tiểm năng xây dựng khu lưu trú, chúng tôi mong muốn kêu gọi đầu tư một khu nghi dưỡng thiền và thể thao... để du khách có nhiều thời gian lưu trú. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương có cơ chế chính sách để chúng tôi thực hiện quảng bá điểm đến lý tưởng cho du khách vào mùa du lịch năm tới"

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu bế mạc Hội nghị_Ảnh: Pv.

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh: “Đánh giá cao ý kiến góp ý xây dựng của các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Các ý kiến thẳng thắng góp ý, chia sẻ và xây dựng để cho Hà Tĩnh nói chung và 2 huyện Nghi Xuân – Can Lộc tiếp thu và hoàn thiện có những sản phẩm du lịch để thu hút khách. Thau mặt lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh gủi lời cảm ơn chân thành đến quý đơn vị doanh nghiệp và báo chí đã tạo sự kết nối. Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có đầu tư chiến lược, hệ thống giao thông khá tốt. Đề nghị Sở VHTTDL và lãnh đạo 2 huyện cần có những chương trình hành động cụ thể. Hy vọng thông qua chương trình xúc tiến hôm nay sẽ có nhiều chương trình kết nối với du lịch, để thúc đẩy du lịch Hà Tĩnh phát triển. Trong thời gian tới để triển khai thực hiện thành công Nghị của Đảng Bộ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng chí Giám đốc Sở cũng đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch góp phần đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch theo quy luật thị trường, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, để từng bước phấn đấu đưa du lịch trở thành “ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển đồng bộ theo hướng CNH, HĐH”.

Hà Tĩnh vốn có những tiềm năng về các loại hình du lịch, do đó, cần phải những giải pháp đồng bộ từ công tác quy hoạch đến thu hút đầu tư để phát triển sản phẩm du lịch trọng điểm, thu hút du khách. Muốn thu hút đầu tư, tạo ra được sản phẩm du lịch trọng điểm, phải kết hợp sức mạnh tổng hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và sự đồng hành của người dân, kết hợp với chính sách thông thoáng của nhà nước đối với các nhà đầu tư. Ngành sẽ tham mưu tỉnh sửa đổi, ban hành một số chính sách mới góp phần tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra cơ sở hạ tầng và quản lý, doanh nghiệp và người dân tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, dịch vụ phong phú, thỏa mãn nhu cầu du khách. Hiện nay, ngành du lịch Hà Tĩnh đã, đang và sẽ tích cực tham mưu với tỉnh xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 sẽ xây dựng du lịch Hà Tĩnh có tên trên bàn đồ du lịch Việt Nam và Quốc tế.

Một số hình ảnh:

Khu di tích Nga ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh_Ảnh: TL.

 Nghi Xuân - Quê hương Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh TL

Nhà báo Phạm Mạnh Hà, Tạp chí Du Lịch_Ảnh: PV

Các Doanh nghiệp du lịch, lữ hành đóng góp tham luận cho Hội nghị_Ảnh: PV.

TS Hoàng Anh Tuấn

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top