Cái mới là... cái cũ chưa được phát hiện

20:37 21/03/2017 - Văn hóa xã hội
Đó là điều tôi nhận ra sau khi thực hiện loạt phóng sự điều tra về bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt ( DTQGĐB) Thành Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, TP. Hà Nội gần đây.

Phóng sự điều tra, cái mới đôi khi là “cái cũ” còn ẩn dưới “lớp bụi” thời gian chưa được phát hiện. Ảnh minh họa
 

Thông tin “vàng” từ hiện thực đời sống

Thành Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1962. Đến năm 2012, 50 năm sau, di tích này được nâng cấp xếp hạng lên mức cao nhất là DTQG ĐB. Và, đến tháng 10/2015, di tích Thành Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bản quy hoạch tổng thể. Như vậy, việc di tích được xác định “cương vực” rõ ràng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn tôn tạo di tích, một niềm vui chờ đợi bao nhiêu năm! Tôi cũng có niềm vui riêng trong đó, với tư cách một người làm báo, khi hòa vào dòng người về trẩy hội đến Cổ Loa mồng 6 tháng Giêng Xuân Đinh Dậu 2017.

Tôi thường viết về đề tài bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa (LSVH). Điều tôi quan tâm là các di tích LSVH được bảo vệ như thế nào, có bị vi phạm không, công tác bảo tồn tôn tạo ra sao... Đối với DTQGĐB Thành Cổ Loa, mối quan tâm của tôi cũng không nằm ngoài những vấn đề đó.

Thỉnh thoảng tôi lại về xã Cổ Loa khảo sát, thu thập tài liệu, điều tra thực địa di tích Thành Cổ Loa. Tôi nhận thấy công tác bảo tồn di tích còn lỏng lẻo, thậm chí có những điểm còn thiếu cơ sở pháp lý, nên qua thời gian và tác động của con người, di tích ít nhiều bị ảnh hưởng, xuống cấp, bị xâm hại.

Mặt khác, do hơn nửa thế kỷ di tích không được quy hoạch tổng thể nên “vô tình” đã gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa cứ hô hào, treo biển cấm đoán người dân không được vi phạm di tích LSVH. Người dân cũng chỉ biết chấp hành chung chung, còn quy định mốc từ đâu đến đâu không được vi phạm di tích... thì không ai biết vì không được thể hiện trong văn bản pháp quy nào.

Giữa năm 2014, một lần về xã Cổ Loa, tôi vào thăm Nhà trưng bày DT QGĐB Thành Cổ Loa đặt ở đây. Trong một lần trò chuyện với nữ nhân viên nhà trưng bày về công tác bảo tồn di tích, cô thốt lên: “Di tích bị xâm hại đau xót lắm, anh ạ, do không được cắm mốc giới trên thực địa”. Không được cắm mốc giới trên thực địa? Tôi như người đang chết đuối vớ được cọc vì đây là một thông tin quý như vàng, một thông tin “độc” đối với người làm báo! Nó là nguyên nhân của những nguyên nhân di tích Thành Cổ Loa suốt bao năm qua không được bảo vệ một cách hiệu quả do “lỗ hổng” pháp lý này.

Hành trình “cứu” di tích cổ

Ngay sau đó, tôi đã tiến hành điều tra tình hình bảo tồn tôn tạo DTQGĐB Thành Cổ Loa. Gặp chính quyền địa phương, làm việc với Trung tâm bảo tồn Di sản Hoàng Thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học, hỏi chuyện các chuyên gia văn hóa, các nhà sử học, người dân xã Cổ Loa... Tất cả việc chưa cắm mốc giới trên thực địa là do chưa có quy hoạch tổng thể di tích là có thật đối với Thành Cổ Loa. Dư luận cho rằng, nếu việc này được thực hiện từ 20 - 30 năm trước, thì di tích vô giá Thành Cổ Loa đã tránh được những thiệt hại không đáng có.

Các bài phóng sự điều tra của tôi được đăng tải trên các báo Bảo vệ pháp luật, Người cao tuổi, Cựu chiến binh Việt Nam, góp tiếng nói cùng đồng nghiệp báo chí cả nước trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc nói chung, DTQGĐB Thành Cổ Loa nói riêng.

Thiết nghĩ, với nghiệp vụ làm phóng sự điều tra, cái mới đôi khi là “cái cũ” còn ẩn dưới “lớp bụi” thời gian chưa được phát hiện./.

Nguyễn Minh Nguyên

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top