Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cải cách môi trường kinh doanh cũng cần như vaccine

16:06 30/08/2021 - Kinh tế
Đúng vào thời điểm sức chống chịu của cộng đồng doanh nghiệp đã tới hạn vì đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường thì tiến trình cải cách môi trường kinh doanh (MTKD) tại Việt Nam đang chững lại.
Góc nhìn:

Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: HẢI NAM

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là từ năm 2020 đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phương dồn sức cho chống dịch mà “quên đi” việc cải thiện MTKD. Đó là chưa kể trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư này, thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều địa phương còn phát sinh thêm nhiều “giấy phép con” làm nghẽn dòng chảy lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

Một báo cáo mới được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cho thấy, nhìn từ xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, hiện có năm rào cản lớn đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Đó là rào cản về thể chế; kỹ năng người lao động, chất lượng đào tạo; bất cập trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành; giảm bậc trình độ phát triển kinh doanh và những hạn chế trong chính sách khuyến khích, hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

Trước thực trạng đó, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM lo ngại, nếu dừng cải cách vào lúc này, chúng ta phải mất vài năm sau mới lấy lại đà cải cách. Còn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thúc giục, đã đến lúc Việt Nam cần một chương trình cải cách mới và khó hơn, tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Từ năm 2014, Chính phủ đã lựa chọn cách tiếp cận cải thiện MTKD theo thông lệ quốc tế với việc ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP. Qua bảy năm thực hiện, chất lượng MTKD ở nước ta đã cải thiện tích cực và rõ nét.

Việc cải cách không chỉ để thăng hạng trên các bảng xếp hạng toàn cầu, mà quan trọng hơn là bãi bỏ thực chất hàng nghìn vướng mắc, các rào cản đối với hoạt động kinh doanh; làm cho MTKD thật sự thông thoáng, thuận lợi. Cùng với đó là sự năng động, sáng tạo trong thiết kế và thực thi các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành hằng năm.

Vì vậy, sự chững lại của đà cải cách trong thời điểm này là điều rất đáng phải suy nghĩ. Nói như đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp, cải cách MTKD cũng cần như vắc-xin để doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới vào một trật tự mới mà ở đó, cải thiện MTKD là một trong những giải pháp chủ yếu đưa đất nước sớm ra khỏi khủng hoảng và nhiều chính phủ đang tích cực triển khai giải pháp này. MTKD sẽ tác động đến cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình phục hồi.

Theo nhandan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.